Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc

Nguyễn Sỹ Ngọc (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1919 – mất ngày 6 tháng 4 năm 1990) là một họa sĩ người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000.


Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sỹ Ngọc quê ở Thanh TrìHà Nội. Từ năm 1939 đến năm 1944, ông theo học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương Khóa XIII. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sỹ Ngọc tham gia Đoàn quân Nam tiến của Vệ quốc quân Việt Nam vào miền Nam Việt Nam để giúp quân dân miền Nam chống Pháp, ông phụ trách công việc ở Đoàn kịch Kháng chiến. Sau đó, ông công tác ở Xưởng họa Liên khu IV, và từ năm 1950 đến năm 1954, làm giảng viên ở Trường Mỹ thuật Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc.

Sau ngày miền Bắc Việt Nam được giải phóng, Nguyễn Sỹ Ngọc làm giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1955 đến năm 1965. Có tài liệu cho rằng trong thời kỳ giữa thập niên 1950, ông đã từng có hành động chống đối lại chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc hạn chế quyền tự do phát biểu.[1] Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1973, ông làm việc với trò họa sĩ của tổ sáng tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm họa sĩ cho báo Văn nghệ. Từ năm 1957, Nguyễn Sỹ Ngọc là hội viên ngành hội họa của Hội Mỹ thuật Việt Nam và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1957 đến năm 1983. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1958.[2]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi bật nhất trong các sáng tác của Nguyễn Sỹ Ngọc là các tác phẩm ông thực hiện trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp cũng như thời kỳ ông sáng tác ở vùng than Quảng Ninh. Đây là những bức tranh sơn mài thể hiện hình tượng người lính Quân đội nhân dân Việt Nam, tình quân dân cũng như cảnh lao động sản xuất của công nhân ở vùng than. Những bức tranh của Nguyễn Sỹ Ngọc phóng khoáng, sống động trong đường nét và màu sắc, có sức truyền cảm mạnh mẽ.[2]

Ngoài ra, ông còn làm công việc vẽ tranh minh họa cũng như tham gia viết bài về đề tài Mỹ thuật cho báo Văn nghệ.

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tình quân dân hay Cái bát (1949, sơn mài)
  • Đổi ca (1962, sơn mài)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ (1980, sơn mài)
  • Một ngày mới lại bắt đầu (1982, sơn mài)

Giải thưởng, danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Sỹ Ngọc đã được tặng Giải thưởng Triển lãm Hội hoạ tại Việt Bắc vào năm 1951 cũng như Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc vào năm 1954. Đặc biệt, vào năm 2000, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho các tác phẩm: Tình quân dân hay Cái bát, Đổi ca, Chiến dịch Điện Biên Phủ và Một ngày mới lại bắt đầu.[2][3]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sỹ Ngọc đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra, ông còn được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam.[2]

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim

Về vợ của vua Chiêu Thống đời Hậu Lê, xem Nguyễn Thị Kim (hoàng phi) Nguyễn Thị Kim (10 tháng 12, 1917 – 01 tháng 12, 2011) là nhà điêu khắc và họa sĩ Việt Nam. Bà là nhà điêu khắc nữ đầu tiên được trực tiếp sáng tác tượng Bác Hồ đang làm việc tại Bắc Bộ phủ năm 1946.


Nguyễn Thị Kim

Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim
Tên khai sinh Nguyễn Thị Kim
Nghệ danh Nguyễn Thị Kim
Sinh 10 tháng 12, 1917
Hà Nội
Mất 01 tháng 122011
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Điêu khắc
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 19391944
Nghiên cứu sinh Viện Hàn lâm Mỹ thuật Leningrad
Tác phẩm Chân dung Hồ Chủ tịch
Chịu ảnh hưởng Nam Sơn (hoạ sĩ)
Giải thưởng Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc năm 1946 (Xem chi tiết các giải thưởng)

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh năm 1917 tại Hà Nội. Cha bà là Nguyễn Văn Khải, cũng là một hoạ sĩ.

Năm 1937, bà theo học lớp bàng thính của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do hoạ sĩ Nam Sơn phụ trách. Sau hai năm học, bà thi và trúng tuyển vào học khoá XIII (1939 – 1944) cùng với Nguyễn Sỹ NgọcHuỳnh Văn ThuậnTrần Đình ThọPhạm Văn ĐônNguyễn Trọng Hợp… Sau khi tốt nghiệp bà kết hôn với họa sĩ Phạm Văn Đôn.

Ngay trong thời kỳ đầu học tập tại trường, bà đã tham gia hoạt động trong ban tuyên truyền, khánh tiết của Hội truyền bá quốc ngữ cùng với một số bạn bè thân như các ông Phạm Văn KhoaNguyễn Huy TưởngVương Như Trang… là những người hoạt động văn hoá cứu quốc trong mặt trận Việt Minh. Bà đã tham gia vẽ tranh gửi chiến khu phục vụ việc đón phái đoàn Đồng minh. Trong nhà bà lúc đó thường xuyên cất giấu các tài liệu và truyền đơn của mặt trận Việt Minh. Thời gian sau bà cùng với các họa sĩ Trần Đình ThọPhạm Văn Đôn tham gia xây dựng Ban kịch Hoa Lan do ông Phạm Văn Khoa tổ chức với mục đích tập hợp các văn nghệ sĩ tham gia phổ biến đường lối văn hoá dân tộc – khoa học – đại chúng của Đảng và làm kinh tế ủng hộ mặt trận Việt Minh. Ban kịch Hoa Lan đã cùng với Ban kịch Đông Phương dựng vở Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng để biểu diễn chào mừng cách mạng thành công. Trong thời gian là sinh viên bà đã có tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật và đã được tặng giải thưởng năm 1943.[1]

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim cùng chồng là họa sĩ Phạm Văn Đôn là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc trong Ban biên tập Tạp chí Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của Hội Văn hoá cứu quốc, đồng thời vẽ tranh cổ động và triển lãm phục vụ kịp thời những yêu cầu của cách mạng. Bà nói:

Năm 1946, Trường Mỹ thuật Việt Nam được thành lập do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, trụ sở đặt ở phố Lò Đúc, bà được mời làm giảng viên của nhà trường. Cùng thời gian này bà là ủy viên Hội hữu nghị Việt – Pháp và là một trong những sáng lập viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nhà thờ họ của bà tại số 114 phố Bạch Mai, Hà Nội trở thành trụ sở nhà in báo Cờ giải phóng và báo Sự thật.

Tháng 5 năm 1946, với sự giới thiệu của nhà văn Nguyễn Đình Thi, Hội Văn hoá cứu quốc đã cử bà cùng hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung vào Bắc Bộ Phủ vẽ và nặn tượng chân dung Bác Hồ. Bà kể: “Phòng làm việc của Bác thoáng đãng, sàn gỗ đánh xi bóng lộn. Tôi xin mang theo một cái giá khá nặng và một cái hòm gỗ thông đựng đất sét. Thấy căn phòng quá sạch sẽ, tôi lúng túng không dám bước vào. Bác biết ý, cho người kiếm một cái chiếu để ‘cô Kim để giá và hòm đất’.Sau hơn mười ngày miệt mài lao động, tôi hoàn thành tượng Bác, tác phẩm quan trọng trong cuộc đời nghệ thuật của tôi…” . Bức tượng đồng Chân dung Hồ Chủ tịch cùng với bức tượng Tự vệ thành Hà Nội đã được trưng bày trong Triển lãm Mỹ thuật Tháng Tám năm 1946. Tượng Tự vệ thành đã được tặng giải thưởng của triển lãm. Về bức tượng Chân dung Hồ Chủ tịch, trước ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình bà đã bảo quản chôn giấu trong vườn nhà cho đến ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954 mới được lấy lên, sau này được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1946, do tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, ban kịch Hoa Lan được lệnh của đồng chí Lê Quang Đạo rút ra ngoại thành để thành lập Đoàn kịch tuyên truyền bảo vệ Thành Hà Nội, sau đó Đoàn tuyên truyền chuyển về Tổng đoàn thanh niên Việt Nam cùng với việc thành lập Đoàn kịch Giải Phóng do hoạ sĩ Phạm Văn Đôn làm Trưởng đoàn – là cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Tổng đoàn thanh niên Việt Nam. Trong đoàn kịch, bà làm nhiệm vụ hoá trang và vẽ tranh cổ động. Đoàn kịch Giải Phóng đã đi lưu diễn để tuyên truyền khắp các tỉnh Phúc YênVĩnh YênViệt TrìThái NguyênLào CaiPhú ThọTuyên QuangYên BáiBắc KạnCao Bằng… Trong những đợt đi công tác dài ngày này bà đã cùng các đồng chí trong đoàn vẽ các bức tranh cổ động về đề tài tòng quân, toàn dân sản xuất, xoá nạn mù chữ…

Sau cuộc tấn công của quân Pháp lên Việt Bắc năm 1947, Đoàn kịch Giải Phóng được chuyển vào Liên khu IV theo lời mời của tướng Nguyễn Sơn. Tại Liên khu IV, bà được Bộ tư lệnh điều về làm công tác giảng dạy mỹ thuật tại Trường Thiếu sinh quân. Cùng thời gian này, bà là Uỷ viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ Liên khu IV, tham gia giảng dạy tại Trường Văn hoá kháng chiến Quần Tín do ông Đặng Thai Mai phụ trách với mục đích đào tạo cán bộ tuyên truyền của liên khu và xây dựng một đội ngũ những người làm công tác văn hoá văn nghệ phục vụ kháng chiến. Khi Liên khu IV thành lập phân hiệu mỹ thuật kháng chiến và xưởng mỹ thuật, bà được phân công phụ trách xưởng sáng tác hội hoạ, điêu khắc cùng với hoạ sĩ Nguyễn Văn TỵNguyễn Sỹ NgọcPhạm Văn ĐônNguyễn Đức NùngNguyễn Văn Bình… góp phần vào việc sáng tác các phẩm sơn mài, lụa, in đá để tham gia triển lãm mỹ thuật Khu IV năm 1949 và năm 1950. Tại xưởng sáng tác, bà đã sáng tác một số tác phẩm điêu khắc, tiêu biểu là các bức phù điêu sơn thếp Hạnh phúc, Luyện quân lập công…

Từ 1952, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được điều ra Việt Bắc để công tác tại Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam đóng trụ sở tại Thái Nguyên. Cùng với công tác của cơ quan bà đã sáng tác bức phù điêu Bác Hồ và sau đó là bức phù điêu Chiến thắng Điện Biên Phủ. Các tác phẩm Hạnh phúc và Chiến thắng Điện Biên Phủ hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sau ngày kí hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã được Trung ương cử làm đại biểu tham gia Đoàn Hữu nghị Việt – Xô đi thămLiên Xô. Đoàn do ông Trần Huy Liệu dẫn đầu, trong đoàn có các anh hùng quân đội, chiến sĩ thi đua công nông nghiệp, đại biểu các dân tộc ít người và đại biểu văn nghệ sĩ nhưVăn CaoSong Kim… Bà là nhà nữ điêu khắc duy nhất của nước ta từ trước Cách mạng được cử tham gia Đoàn.

Năm 1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, Đoàn Văn nghệ sĩ kháng chiến gồm các hoạ sĩ Huỳnh Văn ThuậnPhạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện… do ông Nguyễn Bắc dẫn đầu trở về tiếp quản Thủ đô. Vào cuối năm 1954 bà được điều động về Trường Mỹ thuật Việt Nam làm giảng viên điêu khắc. Bà đã có các tác phẩm tham gia các triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1954 và năm 1955. Cùng với công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, bà đã sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc như: Bác viết tuyên ngôn độc lập, Bảo vệ thiếu nhi – tượng; Chân dung cháu gái – tượng đồng; Tiếp quản Thủ Đô – tượng đất nung… và tranh lụa Lúa Miền Nam… Nhiều tác phẩm đã tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958 và đã nhận được giải thưởng của triển lãm, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 1960, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được Nhà nước cử đi thực tập trên đại học tại Viện hàn lâm Mỹ thuật RepinLeningrad. Trong thời gian này, bà đã sáng tác các tác phẩm điêu khắc Công nhân hầm lò, Công nhân mỏ và Bác Hồ ngồi làm việc (1960). Tiếp đó là các tác phẩm: Thiếu nữ Đức – tượng gang, Cô xã viên – tượng thạch cao, Công nhân Nga – tượng gỗ (1961), Nữ du kích – tượng gỗ,v.v.

Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, năm 1963, bà trở về nước tiếp tục giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Thời kỳ này bà đã sáng tác nhiều tác phẩm như: Cô giao liên H’mông – tượng thạch cao, hiện lưu giữ tại Bảo tàng văn hoá các dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên, Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập – tượng thạch cao (1964), 11 cô tự vệ thành Huế – phù điêu thạch cao hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thừa Thiên-Huế, Tự vệ Thủ đô – tượng thạch cao (1968).

Vào tuổi 50, năm 1969, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được chuyển về tổ sáng tác trực thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam – một tổ chức dành cho các nghệ sĩ sáng tác – trong tổ có các nhà điêu khắc Nguyễn HảiLê Công Thành, các họa sĩ Nguyễn SángBùi Xuân PháiDương Bích LiênNguyễn Tư NghiêmLưu Công Nhân… cho đến ngày nghỉ hưu. Thời kỳ này, bà đã sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc tượng tròn như: Thảm sát Hướng Điền – thạch cao (1971), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo vệ thiếu nhi – thạch cao (1973), Mẹ con – thạch cao (1974).

Các mốc thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tác phẩm của Nguyễn Thị Kim được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt NamBảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Việt Bắc và một số bảo tàng ở Nga, Ba Lan, Pháp… Một số tác phẩm của bà đã được sưu tập ở Việt Nam và nước ngoài.[cần dẫn nguồn]

Cùng với sáng tác, bà còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, bà được bầu Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I (1957-1983), Phó Chủ tịch Hội Văn Nghệ Hà Nội, Uỷ viên hội đồng nghệ thuật chuyên ngành điêu khắc Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá II (1983 – 1989), Uỷ viên Hội đoàn kết nhân dân Á – Phi, bảo vệ hoà bình thế giới, thành viên Uỷ ban Hoà bình Thành phố Hà Nội.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1943: Giải thưởng Mỹ thuật
  • Năm 1946: Giải thưởng Triển lãm tháng Tám
  • Năm 1997: Giải thưởng Évariste Jonchère
  • Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (Năm 1958 và 1995)
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II chuyên ngành mỹ thuật (2000)
  • Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô

Họa sĩ Nguyễn Tiến Bình

Giáo sư-tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Tiến Bình là trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông hiện là giám đốc Học viện Quân Y Việt Nam, ông cũng là nhà văn có nhiều tác phẩm được xuất bản, đoạt giải thưởng[1]. Ngoài ra, ông còn là một họa sĩ với nhiều tác phẩm triển lãm được công chúng biết đến[2].


Nguyễn Tiến Bình
Tiểu sử
Biệt danh Bình xương
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh Hà Nội
Binh nghiệp
Thuộc Flag of the People's Army of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc TrungtuongQDND.gifTrung tướng
Đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy Flag of the People's Army of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Khen thưởng Thầy thuốc Nhân dânGiáo sưTiến sĩ Y khoa
Công việc khác Giám đốc Học viện Quân Ynhà vănhọa sĩ

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tướng Nguyễn Tiến Bình có biệt danh là “Bình xương”. Ông sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954 tại Hà Nội [1][3].

Ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và được điều về công tác tại Viện quân y 109.

Trong y học[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ Nguyễn Tiến Bình là một trong những chuyên gia đầu ngành về xương khớp tại Việt Nam[4].

Từ năm 1979 – 1986 ông tham gia tại chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc[5].

Năm 1986, bác sĩ Bình theo học và nghiên cứu chương trình chuyên khoa phẫu thuật chính hình, tại Viện Hàn lâm Y học quân sự Cộng hòa Dân chủ Đức[6].

Năm 1991, ông công tác tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với nhiều chức vụ: Chủ nhiệm khoa chấn thương chỉnh hình, Phó giám đốc bệnh viện kiêm giám đốc trung tâm chấn thương chỉnh hình, kiêm Phó chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam[2].

Năm 2005, ông đảm nhận chức vụ phó giám đốc Học viện quân y cho đến đến năm 2007 là giám đốc của học viện này[5].

Công trình nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình đã có 96 đề tài, công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành y học trong và ngoài Việt Nam[7]. Ông là chủ nhiệm hay tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia và ở Bộ quốc phòng. Ông nghiên cứu chủ yếu về xương khớp với các đề tài như:

  • Nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng kỹ thuật kết xương căng dãn vá nén ép theo nguyên lý của Ilizarov trong điều trị những dị chứng gãy thân xương dài.
  • Nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình điều trị dị tật bẩm sinh, dị chứng bại não.
  • Nghiên cứu và ứng dụng nhiều kĩ thuật tạo hình khớp.
  • Điều trị những biến dạng khớp bẩm sinh, thay khớp nhân tạo ở những khớp thoái hóa hay do di chứng trấn thương ở khớp háng, khớp gối, khớp vai.
  • Nghiên cứu ứng dụng và phát triển y học hạt nhân trong chẩn đoán va điều trị ung thư ở Việt Nam.
  • Nghiên cứu tình trang nhiễm độc Dioxin ở những cựu chiến binh và gia đình bị phơi nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh[7].

Giáo sư Bình thường được gọi vui là “ngũ sĩ” (Chiến sĩTiến sĩBác sĩVăn sĩ và Họa sĩ)

Hoạt động nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tướng Nguyễn Tiến Bình viết nhiều truyện, thơ được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Một số tác phẩm đã đoạt giải trong các cuộc thi văn chương của Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông cũng rất đam mê vẽ với hơn trăm bức tranh, chủ yếu là sơn dầu. Ngày 04 tháng 10 năm 2014, Trung tướng Nguyễn Tiến Bình tổ chức cuộc triển lãm tranh “Nguyễn Tiến Bình và chuỗi ký ức” tại Học viện Quân y ở Hà Đông, Hà Nội. Toàn bộ số tiền bán tranh tại triển lãm sẽ được ông dành tặng học viện nhằm gây quỹ khích lệ học viên giỏi do ông khởi xướng tại Học viện Quân y[8].

Tác phẩm văn học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đêm dài qua (chùm truyện ngắn đoạt giải 3 trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2013)[9].

Tác phẩm hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Tại triển lãm tranh “Nguyễn Tiến Bình và chuỗi ký ức”, ông đã giới thiệu 42 bức tranh sơn dầu. Trong số đó, có 36 bức tranh cùng mang tên “Ký ức” đánh số theo thứ tự. Theo ông, đó là kết quả của những thời kỳ ông cảm nhận sau nhiều năm làm việc tại các chiến trường và nhiều miền ở Việt Nam[4].

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư bác sĩ Nguyễn Tiến Bình là chủ biên và đồng tác giả các sách đã xuất bản:

  • Bài giảng phẫu thuật tạo hình, giáo trình giảng dạy Đại học Y,2000.
  • Những vấn đề cơ bản trong chấn thương chỉnh hình, Viện Nghiên cứu Y Dược học lâm sàng 108, 2002.
  • Bệnh học chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2006.
  • Phân loại thương tổn do chấn thương, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2008.
  • Ngoại khoa dã chiến, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2009.
  • Điều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2009.
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối (tác giả), Nhà xuất bản Y học 2009[7].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă Lưu Nguyễn (10 tháng 5 năm 2014). “Trung tướng quân y triển lãm tranh chào 10-10”. Báo Nhân dân. Truy cập 2013-010-06. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. a ă Xuân Dũng (10 tháng 8 năm 2013). “”Đại tướng đã cho tôi động lực phấn đấu cháy bỏng suốt cuộc đời””. Cổng thông tin điện tử Học viện Quân y. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ Ông sinh đúng ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội
  4. a ă â KHÁNH HUYỀN (18/04/2013). “Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trải lòng vào tranh vẽ”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. a ă Nhật Minh (10 tháng 8 năm 2013). 

Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung

Nguyễn Tiến Chung (sinh 8 tháng 8 năm 1914 – mất 5 tháng 3 năm 1976[1]), là một họa sĩ người Việt Nam. Ông đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000. Nguyễn Tiến Chung thường sáng tác về người nông dân, nông thôn, thiếu nữ, bộ đội, công nhân Việt Nam bằng phong cách Á Đông sâu đậm.[1]


Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Tiến Chung sinh ngày 8 tháng 8 năm 1914, quê ở Ước Lễ, xã Tân ƯớcThanh OaiHà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khóa XI từ năm 1936 đến 1941, giảng viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam năm 1946, tham gia Mặt trận Việt Minh nội thành Hà Nội từ 1947 đến 1953. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội năm 1954, giảng viên Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964, Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1957 đến năm 1968, Ủy viên Hội đồng nghệ thuật Hội Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1966 – 1976. Ông qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1976

Thể loại sáng tác, tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Tiến Chung thường sáng tác về người nông dân, nông thôn, thiếu nữ, bộ đội, công nhân Việt Nam mang phong cách, bản sắc Á Đông. Một số tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn trong giới mĩ thuật Việt Nam thời kỳ trước năm 1975[1].

  • Một số tác phẩm tiêu biểu:
    • Được mùa (tranh lụa, 1958)
    • Mùa gặt (tranh lụa, 1962)
    • Chợ Nhông (tranh khắc gỗ màu, 1958)
    • Phong cảnh Sài Sơn (tranh khắc gỗ màu, 1970)
    • Nữ dân quân trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay (tranh sơn dầu, 1971)[1].

Huân, huy chương, giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
  • Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam
  • Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật tháng Tám năm 1946
  • Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật năm 1971
  • Giải A Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc năm 197
  • Giải thưởng Đồ hoạ Quốc tế tại Cộng hòa dân chủ Đức năm 1976
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II.
Nguồn:[1]

Hai bức tranh gây tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ mĩ thuật Việt Nam trước năm 1975, có hai bức tranh gây tranh cãi của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Bức “Đập lúa đêm” của ông sáng tác năm 1963 của ông nói về người nông dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ bị một vị lãnh đạo phê là “bôi xấu giai cấp nông dân” nhưng sau đó lại được đem đi triển lãm ở Liên Xô.[2]

Bức “Mùa gặt” của Nguyễn Tiến Chung được vẽ năm 1958, là bức sơn mài lớn nhất ông thực hiện sau cách mạng. Ông đem đi dự triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 1968, nhưng cũng vì bị phê phán cách vẽ nông dân từ bức Đập lúa đêm nên bức tranh chỉ được giải ba và Bảo tàng không mua. Đem tranh về, họa sĩ bảo cô con gái lớn bê tranh đem xuống ao định mài bỏ đi để vẽ tranh khác. Nhưng đúng lúc đó thì một người khách tên Đức Minh sang chơi và đổi bộ bàn ghế gỗ lấy tranh. Năm 1976, ông bị ốm, nhà ông bán bộ bàn ghế đi được 2 nghìn đồng. Sau khi Đức Minh mất, bộ sưu tập của ông không còn nguyên vẹn, bức Mùa gặt lọt vào tay nhà sưu tập Danh Anh.[2]

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Nguyễn Tư Nghiêm (20 tháng 10 năm 1922 – 15 tháng 6 năm 2016) là họa sĩ vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và bột màu Việt Nam. Ông là một trong bộ tứ Sáng–Liên–Nghiêm–Phái của mỹ thuật Việt Nam[2], cũng là người mất sau cùng trong bộ tứ này.


Nguyễn Tư Nghiêm

Chân dung họa sĩ
Tên khai sinh Nguyễn Tư Nghiêm
Sinh 20 tháng 10, 1922[1]
Nam ĐànNghệ An
Mất 15 tháng 6, 2016 (93 tuổi)
Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động Sơn mài, sơn dầu
Đào tạo Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Điệu múa cổ
Xuân hồ Gươm
12 con giáp
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1922 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. (Giấy khai sinh ghi năm 1922 nhưng thực tế ông sinh năm 1918, tuổi Mậu Ngọ như đã thể hiện trong rất nhiều tranh vẽ ngựa và con giáp Ngọ về sau này)[3]. Cha ông là cụPhó bảng Nguyễn Tư Tái, đỗ cùng khoa thi với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương(1941 – 1946). Lúc đang học năm thứ 3, ông đã gây chú ý của giới hội hoạ với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc. Ông cũng có thời gian giảng dạy tại Trường Mỹ Nghệ Hà Nội (1959 – 1960).

Ông mất hồi 10h 27 phút ngày 15/06/2016 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông chính thức lập gia đình khi đã 70 tuổi. Đó là mùa thu năm 1991, Nguyễn Tư Nghiêm vẽ nhiều chân dung và cả tranh nude của bà Thu Giang – con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau đó ông tỏ tình với Thu Giang – người kém mình 28 tuổi: “Sinh lực tôi đã cạn kiệt, chỉ có tình cảm dành cho em”. Ông cho biết: “Quanh tôi lúc nào cũng có nhiều phụ nữ, nhưng tôi chưa từng cưới và công nhận ai là vợ. Chỉ Thu Giang là vợ tôi”.[4].

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Gióng, sơn mài, 90×120,3 cm, 1990

Chất liệu mạnh nhất của Nguyễn Tư Nghiêm là sơn mài truyền thống nhưng không mài, và về sau là bột màu, giấy dó. Chủ đề hay gặp trong tranh ông là những điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, và những con giáp. Màu ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam. Ông vẽ rất nhiều tranh về Thánh Gióng với tạo hình mạnh mẽ, cùng một ông Gióng, một con ngựa, mà chất liệu khác nhau, tư thế khác nhau. Ông nói: “Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả, tôi chỉ tìm nơi dân tộc và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại”.[5].

Nguyễn Tư Nghiêm là một tấm gương lao động nghệ thuật, ông vẫn vẽ hàng ngày và nghiêm túc tìm tòi sáng tạo, ngay cả khi đã ngoài 90 tuổi.[6]

Họa sĩ được giới chuyên môn trang trọng xếp vào nhóm “tứ trụ” thế hệ thứ hai của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, bao gồm các danh họa “Nghiêm – Liên – Sáng – Phái”. Cùng với nhóm “tứ trụ” thứ nhất (Nguyễn Gia Trí – Tô Ngọc Vân – Nguyễn Tường Lân – Trần Văn Cẩn), họ là những gương mặt tiêu biểu cho thành tựu, cũng như các phong cách đặc trưng của hội họa Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1944: Giải nhất triển lãm duy nhất, tác phẩm: Cổng làng Mía, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu.
  • 1948: Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc kháng chiến, tác phẩm: Du kích làng Phù Lưu
  • 1957: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Con nghê
  • 1975: Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, tác phẩm: Hai đĩa sơn mài.
  • 1985: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện thực ở Sophia (Bulgaria), tác phẩm: Điệu múa cổ I năm.
  • 1987: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, tác phẩm; Điệu múa cổ II.
  • 1990: Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Gióng.
  • 1996Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Xuân hồ Gươm, sơn mài, 1957

  • Người gác Văn Miếu (giải nhất Salon Unique năm 1944).
  • Cổng làng Mông Phụ.
  • Đánh cờ dưới bóng tre.
  • Trạm gác (1948).
  • Con nghé (1957)
  • Xuân Hồ Gươm (1957)
  • Nông dân đấu tranh chống thuế (1960).
  • Điệu múa cổ
  • Gióng (1990)
  • Mười hai con giáp
  • Kim Vân Kiều.

Họa sĩ Nguyễn Tường Lân

Nguyễn Tường Lân (1906-1946) là họa sĩ Việt Nam, một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Nguyễn Tường Lân học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933). Sau khi tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội, nổi tiếng với đầy đủ tiện nghi và những người mẫu đẹp. Thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, tuy nhiên cho đến nay, rất ít ỏi các tác phẩm của ông còn sót lại.[1]


Nguyễn Tường Lân
Sinh 1906
Mất 1946
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động hội họ

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm “Chợ miền núi”

Tại Salon 1935 (SADEAI), báo Ngày nay nhận xét:

Tại Salon 1936 (SADEAI):

Salon 1939 (SADEAI):

Ông được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào một sự hài hòa mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, bằng nhịp điệu phóng khoáng của những vệt bút lớn chạy trên sơ đồ trang trí, Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa (Hai thiếu nữ bên cửa sổ, Salon Unique, 1943)[1].

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ

Nguyễn Văn Tỵ (24 tháng 2 năm 1917 – 19 tháng 1 năm 1992) là hoạ sĩ Việt Nam và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 – 2001).


Nguyễn Văn Tỵ
Sinh 1917
Hà Nội
Mất 19 tháng 1, 1992 (74 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Nam Bắc một nhà
Cấy ở Việt Bắc
Vịnh Hạ Long
Ảnh hưởng tới Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1917 tại Hà Nội.

  • Năm 1934 – 1935, ông học dự bị ở trường Mỹ thuật Đông Dương
  • Năm 1936 ông thi đỗ vào trường Mỹ thuật Đông Dương, học khoá 11 (1936 – 1941) cùng với các hoạ sĩ Hoàng Tích Chù,Nguyễn Tiến ChungBùi Trang ChướcTrần Văn Lắm
  • 1936 – 1940, ông đã có nhiều tác phẩm tham dự các triển lãm của Hội Việt Nam khuyến khích mỹ thuật và công nghệ tổ chức (SADEAI), Hội hợp tác nghệ sĩ Đông Dương tổ chức ở Việt Nam và ở cả nước ngoài như Paris (Pháp), Batavia (Indonesia),Bruxelles (Bỉ) và ở San Francisco (Mỹ)…
  • Năm 1941 ông tốt nghiệp hạng ưu với ba tác phẩm Vịnh Hạ Long – sơn mài; Hội đền Chèm – sơn mài; Trăng lên – khắc gỗ
  • Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1942, ông đi vẽ ở Angkor – Campuchia (các tác phẩm sau này được trưng bày tại trụ sở Hội nghị văn hoá toàn quốc 1945 – 1946). Tháng 11/1942, ông tổ chức triển lãm riêng lần thứ nhất tại trụ sở của nhóm FARTA (cái nôi nghệ thuật Việt Nam) gồm 32 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ.
  • Năm 1943, ông đi Nhật Bản tham gia triển lãm ở Tokyo, với hai tác phẩm Nghỉ ngơi – sơn mài và Hai cô gái Mường – khắc gỗ. Dự triển lãm nhóm FARTA với ba tác phẩm về Làng Mía ở Sơn Tây (sơn dầu), Nhân vật và Vịnh Hạ Long (sơn mài)
  • Năm 1943 – 1944, ông làm trang trí sân khấu với đoàn kịch Thế Lữ ở Hà Nội.
  • Năm 1945, ông làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá Cứu quốc, viết bài cho báo Tiên Phong, tổ chức triển lãm Văn hoá và vẽ bức tranh cổ động Độc lập hay là chết trưng bày tại Hà Nội.
  • Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 1946, ông tham gia Ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật tháng Tám trưng bày tại Nhà hát Lớn Hà Nội, và có hai tác phẩm sơn mài Chăn trâu và Nghỉ ngoài ruộng gặt. Cuối năm 1946, ông tham gia tổ chức và giảng dạy Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó đi vẽ ở mặt trận Nam tiến.
  • Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, năm 1947, ông đi vào miền Trung, làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá kháng chiến Thanh Hoá và Liên khu IV, Viết bài cho báo Chống giặc và Sáng tạo, vẽ tranh cổ động, trang trí sân khấu – hoá trang cho đoàn kịch kháng chiến.
  • Năm 1948, ông tổ chức xưởng hoạ Liên khu 4 và dạy lịch sử Mỹ thuật và Hội hoạ phân trường Mỹ thuật liên khu 4, Biên tập và xuất bản tập san Mỹ thuật và Tạp chí Sáng tạo – cơ quan ngôn luận của Văn hoá kháng chiến Liên khu 4 (1948 – 1950). Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đi thực tế và vẽ tranh ở chiến khu Việt Bắc (Bắc Kạn,Bản ThiĐại Từ – Thái Nguyên), ở những làng kháng chiến Cự NẫmLệ Sơn, Cảnh Dương (Quảng Bình)… Năm 1953, ông tham gia đội giảm tô và cải cách ruộng đất ở Phú Thọ. Đi vẽ tại chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
  • Hoà bình lập lại, ông trở về Hà Nội, tham gia Ban tổ chức triển lãm chào mừng Thủ đô giải phóng do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sau đó ông công tác tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và tham gia hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam.
  • Ông là Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam đầu tiên (1957 – 1958), Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957 – 1958). Năm 1983 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Hội, Hội đồng nghệ thuật, Uỷ viên Ban chuyên ngành Hội hoạ, Phó chủ tịch Hội đồng chuyên ngành Hội hoạ, Uỷ viên Ban chuyên ngành Lý luận phê bình khoá II (1983 – 1989); Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật Hội khoá III (1989 – 1994).
  • Trong suốt 55 năm công tác, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng như sự phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại ở tất cả các lĩnh vực: sáng tác, giảng dạy và lí luận. Ông mất ngày 19 tháng 1 năm 1992 tại Hà Nội.

Sự nghiệp hội hoạ[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Tỵ bắt đầu sáng tác từ sớm. từ lúc học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương, ông đã có những sáng tác sơn dầu và lụa như Cảnh chùa và Tháp, Chân dung em gái được bày ở các cửa hàng tranh. Ông đã nhiều lần tham dự các triển lãm và giành được nhiều giải thưởng. Từ trước năm 1945, ông chuyên về tranh lụasơn dầu và khắc gỗ. Sau này ông chuyên về tranh sơn mài, và những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đa số đều dùng chất liệu này.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, mặc dù thiếu thốn nhưng ông vẫn liên tục có nhiều sáng tác mới trong đó có nhiều tác phẩm ký hoạ về nông dân, về bộ đội, về dân tộc Thái, các tác phẩm với chất liệu in đá, sơn mài, lụa… như Chiến luỹ ngã tư sở, Xe cứu thương, Cầu mới (tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1948 chào mừng Đại hội Văn nghệ Việt Nam), tác phẩm Bộ đội giã gạo, Vùng biển Cảnh Dương – lụa, Lão chài – sơn mài (Triển lãm Hội hoạ 1951 tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang)… Ông còn viết nhiều bài báo, các bài nghiên cứu về mỹ thuật [1].

Trong những năm tháng hoạt động mỹ thuật ở miền Bắc (1954 – 1975), ông đã có nhiều tác phẩm mới trưng bày tại nhiều triển lãm lớn: Nông dân kể khổ – sơn mài, Cấy ở Tây Bắc, Khu tự trị Việt Bắc – lụa, tranh cổ động Chị Vân tố cáo vụ Thảm sát Hướng Điền (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1955), Hữu nghị – sơn mài, Xô viết Nghệ Tĩnh (đồng tác giả) – sơn mài (1957), Nhà tranh gốc mít – sơn mài, Du kích Bắc Sơn – sơn mài (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1958), Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội, Mùa gặt ở Thanh Hoá, Nhà tranh gốc mít (Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1960). Một số tác phẩm của ông đã được chọn tham dự triển lãm 12 nước Xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu (1960). Sau đó ông tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm khác như: Em bé đọc sách, Căm thù – sơn mài, Phong cảnh Chợ Chu (Cánh đồng Chợ Chu) – sơn dầu (1960), Bắc Nam thống nhất, Biển ở Vĩ tuyến 17 (1961)… Ông đã nhiều lần đi thực tế tại khắp nơi trên cả nước và Lào, tham gia chiến dịch Buôn Ma Thuột và chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 3/1975). Với những tư liệu ký hoạ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và qua các chuyến đi thực tế, hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã sáng tác nhiều tác phẩm sơn mài, lụa, tranh khắc: Mùa lúa chín – lụa, Du kích mũ nan – khắc gỗ (Huy chương Bạc triển lãm quốc tế đồ hoạ Leipzig 1965), Hai đội quân gặp nhau – sơn mài (1968), Du kích Cửa Tùng, Địa đạo Vịnh Mốc, Bên bờ Nhật Lệ (1969),Ra đảo (1971), Đêm Noel Hà Nội 1972 (1973)…[1]

Xô viết Nghệ Tĩnhsơn mài,160,6 x 320,5 cm, 1957, đồng tác giả với 5 người khác

Sau khi thống nhất, cùng với nhiều hoạ sĩ trong cả nước, ông tập trung sáng tác nhiều tác phẩm dựa trên những ký hoạ, những ký ức của các chuyến đi thực tế từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Về chất liệu sơn mài có các tác phẩm: Vịnh Hạ Long, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1980), Ngày vui (1983), Hạ Long, Đường làng, Chợ Bờ, Mèo (1984), Bên dòng Mê Kông (1985), Hai cô Mường (1986), Hội đánh cồng (1987), Làng Mỗ (1988), Phong cảnh miền núi (1989), Phong cảnh Tây Nguyên, Phong cảnh (1991). Về chất liệu sơn dầu: Ngày vui, Cảnh Pắc Bó tham dự triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976. Về chất liệu lụa có: Bác Hồ ở Pắc Bó (1978), Lưới Hải Vân, Mưa giông, Cấy lúa, Bàn đá chông chênh (1981), Hồi tưởng (1988[1].

Các tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ thể hiện bút pháp khoẻ khoắn, hình hoạ chuẩn xác, bố cục khái quái, phóng khoáng với những tìm tòi thể nghiệm tạo nên bản sắc riêng [1]. Ngoài ra ông còn vẽ bộ tem Hữu Nghị Quan nhân kỷ niệm quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1965) [2].

Ngoài công việc sáng tác, ông còn là nhà lí luận, phê bình mỹ thuật với nhiều bài viết được đăng trên các báo. Ông đã viết khoảng 200 bài đã được công bố bằng giáo trình hay tham luận khoa học. Ông đã giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ hoạ sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời gian giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (19561970). Ông còn soạn nhiều giáo trình phục vụ công tác giảng dạy, đặc biệt cuốn sách Bước đầu học vẽ được (Nhà xuất bản Văn hoá, 1963, tái bản 3 lần) là một giáo trình cẩm nang hội hoạ có giá trị.

Tác phẩm Nam Bắc một nhà (1961) cùng với Hội chùa (Lê Quốc lộcNguyễn Văn Quế1939), hai trong các tác phẩm sơn mài tiêu biểu của Việt Nam, là hai bức tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phục chế lại năm 2006 [3].

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hai Cô Mường – khắc gỗ in trên Lụa (76 x 45) -1940
  • Nhà tranh gốc mít – sơn mài (67xl05) – 1958
  • Du kích Bắc Sơn – sơn mài (86×121) – 1958
  • Thiếu nữ và biển – sơn mài (96 x 94)-1960
  • Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội – sơn mài (100×180) – 1960
  • Nam Bắc một nhà – sơn mài (86×566) – 1961
  • Đêm Noel Hà Nội 1972 – sơn mài (100×150) – 1973
  • Chợ Bờ – sơn mài (60×90) – 1984
  • Phong cảnh – sơn mài (150×240) – 1991

Họa sĩ Phan Kế An

Phan Kế An (sinh 1923) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, là người đầu tiên được ký họa chân dung Hồ Chí Minh và là họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng của báo Sự Thật.


Phan Kế An

Chân dung họa sĩ lúc trẻ
Sinh 1923
Đường LâmSơn TâyHà Tây(nay thuộc Hà Nội)
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Họa sĩ
Đào tạo Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Trào lưu Hồ Chí Minh
Tác phẩm Nhớ một chiều Tây Bắc,
Gặt ở Việt Bắc
Giải thưởng Giải nhất tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (1951 – 1955 –1960)
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001)
Huân chương Độc lập hạng Ba

Tiếu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Kế An sinh năm 1923 tại Sơn Tây, là con của quan Khâm sai đại thần Phan Kế Toại của Chính phủ Trần Trọng Kim (sauCách mạng Tháng Tám năm 1945, Phan Kế Toại giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một chiến sĩ cách mạng và tham gia Việt Minh cùng với các họa sĩ đàn anh tại là Mai Văn NamTạ Thúc BìnhVĩnh NoãnMai Văn HiếnLê PháKim ĐồngPhan ThôngNguyễn Tư NghiêmTôn Đức LượngNguyễn Văn Thiện… Vũ khí khi cướp được của quân đội Nhật Bản cho Việt Minh được giấu tại tư dinh của cụ Phan Kế Toại [1][2]

Sáng tác nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Phan Kế An thành công ở thể loại tranh sơn mài, tranh sơn dầu mà nổi tiếng nhất là bức Nhớ một chiều Tây Bắc được vẽ vào mùa đông năm 1950, khi đó ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự Thật [3], bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ – nhà thơ Đoàn Việt Bắc phổ thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc

Chiều Tây Bắc trong veo ngà ngọc/Trời như cầm được ở lòng tay
Người vẽ tranh trầm tư dáng núi
Tuổi thanh xuân là tiếng đàn vọng lại
Bướm vàng bay chập chờn bước hành quân
Hoa lau trắng phất phơ triền núi áo chàm sơn cước nhạt nhòa sương
Có ngọn khói nào đâu mà nhớ
Em đốt cơm lam vất vít hoàng hôn
Cối giã gạo thập thình bên suối
Bãi ngô non xanh rợn chân trời
Nắng cứ hừng lên trong tranh vẽ
Đoàn quân đi bóng ngả sườn non
Mái nhà sàn chênh vênh vách núi
Chiều rắc vàng khảm bạc vào cây
…Chiều Tây Bắc trong veo ngà ngọc
Trời như cầm được ở lòng tay
Người lính già trầm tư nỗi nhớ
Anh thả chiều vào tranh.

Ngoài ra Phan Kế An còn nổi tiếng trong các thể loại tranh đả kích – châm biếm với bút danh Phan Kích và ký họa, ông là người đầu tiên được ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trường Chinh đặt nhiệm vụ vào năm 1948 [4], trong thời gian này ông đã sáng tác hơn 20 bức tranh về Bác, sau này được in lên báo Sự Thật số tháng 12 năm 1948. Hầu hết văn nghệ sĩ uy tín của nước ta thời đó như Nguyên HồngThế LữNguyễn Công HoanNguyễn Huy TưởngNguyễn TuânHoài ThanhHoàng Trung ThôngTrần Lê Văn,Quang DũngHoàng CầmAnh Thơ đều được Phan Kế An ký họa[1].

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhớ một chiều Tây Bắc

Phong tặng, Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Trần Văn Cẩn

Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được mệnh danh là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn. Ông cũng là người chỉnh sửa mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam thành dạng hoàn chỉnh như ngày nay.


Trần Văn Cẩn

Trần Văn Cẩn
Tên khai sinh Trần Văn Cẩn
Nghệ danh Trần Văn Cẩn
Sinh 13 tháng 8, 1910
Kiến AnHải Phòng
Mất 31 tháng 7, 1994 (83 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Bách nghệ Hà Nội, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Em Thúy
Giải thưởng Huân chương Lao động
Giải thưởng Hồ Chí Minh

Thân thế và niềm đam mê hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại thị xã Kiến Antỉnh Kiến An (nay là quận Kiến An, thành phố Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo, cha là một công chức bưu điện, ông được gia đình cho ăn học tử tế. Năm 1924, sau khi học hết hết bậcTiểu học ở Kiến An, ông được gia đình đưa lên Hà Nội sống với bà nội.[1]

Thuở nhỏ, chịu ảnh hưởng từ mẹ, vốn là một nghệ nhân làm nghề thủ công nặn tò he và đèn giấy bằng nan tre, và người cậu chuyên nghề vẽ đèn giấy, ông sớm có biểu lộ năng khiếu và sự ham thích với ngành hội họa. Sự ham thích này được cha ông tán thành. Chính vì vậy, chỉ sau chưa đến 2 năm học bậc Trung học, năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (École de l’art appliqué) Hà Nội[2], học vẽ mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ.[1]

Năm 1930, ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải dương học Nha Trang, làm công việc vẽ, chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây, ông làm quen với một họa sĩ Pháp đến giúp Viện xây dựng mô hình để tham dự hội chợ triển lãm ở Paris, và bắt đầu làm quen với kỹ thuật hội họa phương Tây. Ông bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay của mình với chủ đề biển và cảnh cá. Không lâu sau, ông bỏ công việc ở Viện, quay về Hà Nội để theo đuổi ngành hội họa.[1]

Năm 1931, sau 3 tháng học dự bị do họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa VI (1931-1936) cùng với Nguyễn Gia TríLưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận…[1]

Thành danh tứ kiệt[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông cùng các bạn học vừa học tập vừa sáng tác. Năm 1933, ông cùng với Lê PhổPhạm HậuNguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng. Năm 1934, tác phẩm đầu tay mang tên “Mẹ tôi” đã được tham dự triển lãm ở Paris. Năm 1935, tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (viết tắt là SADEAL), ông có bốn tác phẩm “Em gái tôi” (sơn dầu), “Cha con” (lụa), “Đi làm đồng” và “Cảnh bờ sông” (khắc gỗ màu) tham gia triển lãm và được tặng giải ngoại hạng và được cử vào Ban giám khảo. Năm 1936, ông tham gia triển lãm SADEAL lần II với ba bức tranh lụa: “Cô đơn”, “Chân dung cô gái nhỏ” và “Chăn ngựa”. Năm 1937 ông dự hội chợ triển lãm quốc tế Paris với bốn tác phẩm lụa: “Chân dung cô gái trên nền hoa đào”, “Chợ hoa”, “Thê” và “Mang cỏ cho ngựa ăn”.[1]

Gội đầu, khắc gỗ màu, 1943

Tốt nghiệp với tác phẩm “Lều chõng” rất được đánh giá cao, nhưng khi ra trường, ông từ chối sự bổ nhiệm của chính quyền thuộc địa để tiếp tục tập trung vào trải nghiệm và sáng tác thử sức trên nhiều chất liệu khác nhau. Năm 1938, ông tham gia triển lãm SADEAL lần III tại Hải Phòng với các tác phẩm “Đi lễ chùa” (lụa), “Trong vườn” (sơn mài) và nhận được Giải Ngoại hạng, tác phẩm được gửi đi dự triển lãm ở Batavia. Năm 1939, ông tham gia triển lãm SADEAL lần IV với “Bên sông Hồng” (lụa), “Phong cảnh Huế” (sơn dầu). Năm 1940, ông gửi các tác phẩm “Gánh lúa” (lụa), “Ngư dân” (sơn dầu) sang tham dự triển lãm tại Tokyo.[1]

Năm 1943, ông gia nhập nhóm Trung tâm nghệ thuật Việt Nam (Foyer de l’ Art Annamite – FARTA) do họa sĩ Lê Văn Đệ sáng lập, đồng thời gửi hai tác phẩm tham dự triển lãm là “Em Thúy” (sơn dầu) và “Gội đầu” (khắc gỗ), và được tặng giải nhất[3]. Năm sau, ông gửi hai tác phẩm “Bên ao sen” (sơn dầu), “Hai thiếu nữ trước bình phong” (lụa) tham gia triển lãm FARTA lần 2. Cũng năm 1944, ông gửi tác phẩm “Nắng trong vườn” (sơn dầu) tham dự triển lãm “Duy nhất”.

Chính những hoạt động của thế hệ họa sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời đó như Tô Ngọc VânNguyễn Phan ChánhNguyễn Đỗ CungNguyễn Gia TríNguyễn Tường LânLê Văn ĐệLương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn… đã tạo nên thời đại hoàng kim của những tác phẩm hội họa hiện đại ngay giai đoạn đầu ở Việt Nam. Đương thời, giới hội họa Việt Nam đã xưng tụng tứ kiệt hội họa Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn.

Sự nghiệp một đời[sửa | sửa mã nguồn]

Là người dân thuộc địa, ông ít nhiều cảm tình với những nhà cách mạng đấu tranh giành độc lập. Mối cảm tình này đã thúc đẩy ông tham gia hoạt động trong phong trào Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, vẽ tranh cổ động “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”.

Bộ đội xây dựng cầu, 35x52cm, chì, 1954

Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều họa sĩ khác đã hồ hởi dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm. Bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội. Bức “Xuống đồng” của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức “Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ” của Tô Ngọc Vân và “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đỗ Cung.

Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.

Tháng 6/1954: Trần Văn Cẩn thay thế Tô Ngọc Vân (đã mất trong thời gian này) đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969).

Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được trao nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Năm 2010, một con phố thuộc khu đô thị Mỹ Đình, huyện Từ LiêmHà Nội được đặt tên Trần Văn Cẩn.[4]

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Tát nước đồng chiêm, sơn mài, 60,5x92cm, 1958

  • Em Thúy
  • Nữ dân quân vùng biển
  • Chân dung bác thợ lò
  • Thiếu nữ áo trắng
  • Gội đầu
  • Xuống đồng
  • Tát nước đồng chiêm

Họa sĩ Trương Quang Triều

Trieu Art sinh năm 1981, tên thật là Trương Quang Triều; là một họa sĩ và còn là một võ sư Taekwondo, hiện sinh sống tại Việt Nam.


TRƯƠNG QUANG TRIỀU
truong-quang-trieu
Họa Sỹ Trương Quang Triều
Tên khai sinh Trương Quang Triều
Nghệ danh Trieu Art
Sinh 21 tháng 31981 Nghệ An
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Tạo Hình
Đào tạo ĐH Mỹ Thuật TPHCM

ĐH Quốc Tế Hồng Bàng

khoá 2007-2012-2013

2 khóa học song song tại hai trường nổi tiếng của TPHCM

Tác phẩm Hội Mùa
Giải thưởng Giải thưởng Mỹ thuật chiến sỹ trẻ năm 2004 “Màu áo lính”

Trieu Art sinh năm 1981, tên thật là Trương Quang Triều; là một họa sĩ và còn là một võ sư Taekwondo, hiện sinh sống tại Việt Nam.

 

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Trương Quang Triều sinh ngày 21 tháng 3 năm 1981 tại Nghệ An. Nhưng trong giấy khai sinh của anh lại ghi là ngày 21 tháng 3 năm 1983, vì khai muộn mất hai năm.

Anh Sinh trưởng trong một gia đình võ thuật và có truyền thống cách mạng.

Năm 2001, học tại trường Cao đẳng Nhạc Họa  trung ương Hà Nội. Và cũng năm này, bức tranh “Ngôi nhà lá” của Trieu Art đoạt một giải thưởng của Salon Unique.

Năm 2013, anh được vào học và làm việc tại tiểu đoàn 87, Cục tác chiến điện tử, đóng quân tại Sóc Sơn, Hà Nội. Với lòng đam mê nghệ thuật cháy bỏng và có nhiệt huyết về võ thuật, Trieu Art nhanh chóng được để ý và phân bổ vào đội ngũ trinh sát của cục tác chiến điện tử Trung ương.

Năm 2004 là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 87, Cục tác chiến điện tử, đóng quân tại Sóc Sơn, Hà Nội – Tác giả bức “Màu Aó Lính”(sơn dầu) trưng bày tại hội triển lãm chiến sỹ trẻ.

Với nhiệt huyết và niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng Năm 2005 Trieu Art Nam tiến để theo học song song hai trường nổi tiếng ở TPHCM là trường Đại Học Mỹ thuật TPHCM và trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, trong quá trình học ở trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng những hoạt động nghệ song song với võ thuật Trieu Art đã có dịp qua Hàn Quốc để giao lưu võ thuật và tại nước bạn Trieu Art lại đánh dấu một bước tiến nghệ thuật mới cho tranh sơn dầu qua tác phẩm Năm 2006 Tác giả bức “Vòng Tay Mẹ”(sơn dầu) triển lãm hội người Việt xứ Hàn…

– Năm 2010 Tác giả bức ” Hội Mùa” (Khắc Gỗ) Triển lãm thầy và trò tại Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng

Năm 2013 là một giảng viên mỹ thuật tại Trường Mỹ thuật Trang Trí Đồng Nai, năm 2014 là nhà phê bình nghệ thuật của hội mỹ thuật Việt Nam.Và hiện nay anh làm chủ một xưởng cung cấp tranh sơn dầu toàn quốc tại TPHCM, website: www.trieuart.com xưởng tranh sơn dầu đạt chuẩn quốc tế cung cấp tranh sơn dầu trong và ngòai nước…

-Với sở thích đàn, sáo, võ thuật và niềm đam mê nghệ thuật Trieu Art đã đột phá các ý tưởng nghệ thuật mang nền nghệ thuật Việt Nam giới thiệu trên toàn thế giới…

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tranh “Hội Mùa”, (Khắc gỗ), 2010

  • Năm 2004: Tác giả bức “Màu Aó Lính”(sơn dầu) trưng bày tại hội triển lãm chiến sỹ trẻ tại Hà Nội.
  •  Năm 2006 Tác giả bức “Vòng Tay Mẹ”(sơn dầu) triển lãm hội người Việt xứ Hàn.
  • Năm 2010 Tác giả bức ” Hội Mùa” (Khắc Gỗ) Triển lãm thầy và trò tại Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng.

Tác phẩm của anh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở TokyoSan FranciscoNew York và Paris

Tác Phẩm “Hội Mùa” (50×70) (Khắc gỗ)
Seo: Hoa si Truong Quang Trieu, Hoa si Trieu Art, Hoa si Quang Trieu

Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông còn có một số bút danh như Tô Tử, Ái Mỹ, TNV. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.[1]


Tô Ngọc Vân

Họa sĩ trong quân ngũ
Tên khai sinh Tô Ngọc Vân
Nghệ danh Tô Tử
Sinh 1906
Hưng Yên
Mất 1954
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động sơn dầu
Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ
Hai thiếu nữ và em bé
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bức Thiếu nữ bên hoa huệ

Thiếu nữ bên hoa sen (1944)

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1908 (một vài tài liệu ghi là 1906) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, Tô Ngọc Vân bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnôm PênhBăng CốcHuế… Ông cũng là một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí. Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báoThanh Nghị.[2]

Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.[3]

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân,Trần Văn Cẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự …ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới…. Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor WatAngkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là tiên nữ Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. TemApsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Hai thiếu nữ và em bé, sơn dầu, 101 x 78,4 cm, 1944. Tác phẩm được xếp hạng bảo vật quốc gia số 65

Trước 1945

  • Thiếu nữ bên hoa sen (1944)
  • Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)
  • Hai thiếu nữ và em bé (1944)
  • Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942)
  • Buổi trưa (1936)
  • Bên hoa (1942)

Đều là tranh sơn dầu.

Sau 1945

  • Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu)
  • Nghỉ đêm bên đồi (sơn mài – 1948)
  • Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước – 1954)
  • Hai chiến sĩ (màu nước – 1949)
  • Nghỉ chân bên đồi (1948)

Và hàng trăm ký họa kháng chiến.

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc 11/1954 tại Hà Nội
  • Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Huân chương kháng chiến hạng Nhì
  • Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
  • Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam
  • Thư khen của Bác Hồ (1952) và chiếc áo Bác Hồ tặng (1954)[4]

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy.[5]

Tại Hà Nội, tên ông được đặt cho con phố nhỏ phía Đông Bắc Hô Tây, ường Xuân Diệu vào làng Quảng Bá, tới ngã ba hồ bơi Quảng Bá, ngoặt bên trái đi tới cổng nhà nghỉ Công ty Khách sạn và Du lịch công đoàn Hà Nội. Dài 530m

Họa sĩ Văn Dương Thành

Văn Dương Thành là nữ họa sĩ nổi tiếng cua Việt Nam và Châu Á. Hiện cô đang sống và làm việc ở Stockholm, Thuỵ Điển và Việt Nam.


Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cô sinh tại xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa (nay là Đông Hòa), tỉnh Phú Yên. Cha là ông Văn Gói, là nhà cách mạng yêu nước, hi sinh năm 1960. Mẹ là bà Nguyễn Thị Xích. Cô lớn lên ở Hà Nội và học mỹ thuật mười hai năm tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, sau đó làm việc tại Viện Nghiên cứu Văn Hoá từ năm 1981 đến năm 1987.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của cô còn được trưng bày thường xuyên tại toà nhà Chương trình Phát triển Quốc tế Thụy ĐiểnBảo tàng Mỹ thuật Staffanstorps và tại tòa thị chính Kristianstad, Eslöv, VimmerbyVästervik và Oskarshamn. Cô được xem là Đại sứ văn hóa của Việt Nam.[3]

Các tác phẩm của Văn Dương Thành đã được triển lãm tại Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Quốc gia lần đầu tiên khi cô mới 20 tuổi. Kể từ đó, cô đã được mời tham gia rất nhiều cuộc triển lãm quốc tế. Các tác phẩm của hoạ sĩ được sưu tập và trưng bày ở nhiều công trình lớn của các nước như: Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam, Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Singapore, Bảo tàng Dân tộc học, Ủy ban nhân dân thủ đô Hà Nội, Sofitel Central Bangkok, Sofitel Metropole Hanoi, Trung tâm Văn hoá Tây Ban Nha, D.I.C Star Hotell,Việt Star Bank và Techcombank.[4]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Dương Thành đã được tặng nhiều giải thưởng mỹ thuật trong đó có giải thưởng cao quý “Nghệ thuật kiệt xuất quốc tế” của CFMI, USA – France 1995 và 1997, “Vinh danh Đất Việt” năm 2007 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và “Top 50 Quyền năng Phái đẹp Việt 2011”.

Những triển lãm chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1980 – 90 Viện Bảo Tàng Mỹ thuật VN
  • 1990 – Viện Bảo Tàng Mỹ thuật, TP HCM
  • 1992 – Gallerie La Maison du Vietnam, Paris
  • 1993 – Đại Hộc Mỹ thuật Silpakorn, Thailand
  • 1995 – Gallery Quốc gia, Thailand
  • 1995 – World Trade Center, Singapore
  • 2000 – Bảo Tàng Mỹ thuật Staffanstorps, Thuỵ Điển
  • 2002 – Galerie La Vong, Hong Kong
  • 2003 – Goethe Institute, Hamburg
  • 2004 – Gallery St. Croix, USA
  • 2005 – Bảo Tàng Dân tộc Học Việt Nam
  • 2006 – Trung tâm Triển Lãm, Hội Mỹ thuật VN
  • 2007 – L’Espace, Trung tâm Văn Hoá Pháp, HN
  • 2008 – Đồng Sơn Drum Foye, Hà Nội
  • 2009 – Sofitel Plaza Hotel, Hà Nội
  • 2009 – Trường Đại học Quốc tế Nguyễn Trãi, HN
  • 09/2011 – Hayatt Hotel, Warsaw
  • 09/2011 – Painting in Chopin Museum
  • 2010 – Melia Hà Nội
  • 2010 – VinaCapital Đại Phước Lotus Island
  • 2011-2012 – UNDP Hà Nội
  • 08/2011 – Museum Asian & Pacific, Warsaw
  • 09/2011-Múseum Siénce Íntitute, Warsaw
  • 11/2010 – Rex Hotel Saigon
  • 03/2012 – “Melody of Spring” HSBC Hà Nội & HCM
  • 04 – 06/2012 VinaCapital Đại Phước Lotus Island
  • 2012 -2015 Lang Que, tai U.N.D.P Hanoi
  • 2013-2014 tai Ẻuropien cònfference hall, toa nha Pacific Place, Ha Noi
  • 2014 Huong Que Viet o toa dinh thu Dai su Viet nam o Stockholm
  • 20/07/2014, Trien lam Mua Mua Ha, atelier Van duong Thanh, tay Ho, Ha Noi

Họa sĩ Đào Sĩ Chu

Đào Sĩ Chu (20 tháng 9 năm 1911 – 16 tháng 6 năm 1974) là một họa sĩ cận đại Việt Nam, được biết tới với việc đi theo phong cách truyền thống của Đại học Mỹ thuật Việt Nam.[1] Ông cũng là một nhà tổ chức triển lãm nghệ thuật và một tác giả về lịch sử của nghệ thuật.


Đào Sĩ Chu

Đào Sĩ Chu ,Sài Gòn, 1955
Tên khai sinh Đào Sĩ Chu
Sinh 20 tháng 9, 1911
Việt NamHà Nội
Mất 16 tháng 6, 1974 (62 tuổi)
Việt NamSài Gòn
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họaSơn dầu
Đào tạo Hà Nội và Paris
Tác phẩm Trẻ em
Chân dung bà Đào Sĩ Chu
Bé gái cho gà ăn
Chịu ảnh hưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (EBAI)
Giải thưởng Huy chương vàng tại triển lãmSàigòn 1955, Huy chương vàng với tác phẩm “Trẻ em” năm 1960

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Đào Sĩ Chu sinh ngày 20 tháng 9 năm 1911 tại Hà Nội, con của cụ Đào Huống Mai, một nhà nho học và kỹ nghệ gia tại Hàng Trống[3] và là em trai của các chị Đào thị Ngọc Thư (mẹ của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu[4]), Đào Thị Nguyệt Minh (nữ sĩ Vân Đài) và Đào Phi Phụng.

Sau khi đậu bằng tú tài toàn phần của trường Albert Sarraut, ông được gia đình gửi sang học tập tại khoa Dược trường đại học Toulouse, Pháp Quốc. Ông tốt nghiệp Dược Sĩ Hạng Nhất (pharmacien de 1ère classe) vào cuối năm 1939.

Trở thành họa sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi còn là sinh viên, Đào Sĩ Chu đã bị thu hút bởi hội họa và ông thường học hỏi thêm về chuyên môn từ các danh họa tốt nghiệp từ Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des beaux arts de l’Indochine, viết tắt là EBAI) như Trần Bình Lộc, Lê PhổTô Ngọc Vân.

Ngã Sáu Sàigòn màu nước trên bìa cứng 24×32 1955

Năm 1949, ông sang Pháp học chuyên sâu hội họa tại một xưởng họa danh tiếng. Khoảng năm 1951, một cuộc triển lãm của Đào Sĩ Chu và họa sĩ Lê Bá Đảng (sau này cũng thành danh) được khai mạc tại phòng tranh Vibaud (Galerie Vibaud) và đã nhận được nhiều lời phê bình khen ngợi từ các tạp chí nghệ thuật Les Ponts des Arts, Le Cri de Paris, … về màu sắc và tài vẽ chân dung. Sau đó ông mở các triển lãm tranh tại Grand Palais và Salon des Indépendants mà ông là hội viên trong Hội Nghệ sĩ Độc lập (Société des Artists Indépendants)[5].

Trẻ em 46×58

Trở về nước năm 1952, ông thành lập một phòng tranh lấy tên là Liên Hương để trưng bày họa phẩm của các đồng nghiệp. Đây cũng là nơi gặp gỡ của giới trí thức và văn nghệ sĩ Hà Nội và ông cũng được mời tham gia nhiều triển lãm chung tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ngoài ra, ông là một nhà soạn nhạc có với hợp đồng hãng Pathé Marconi Paris sản xuất đĩa của những bản nhạc Hoàng hôn, Cố hương, Gió thu, Phụ nữ Việt Nam, Trong sương,…[6].

Thành công[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1955, ông đoạt giải Huy chương Vàng trong cuộc triển lãm Sài gòn.

Năm 1957, Đào Sĩ Chu được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thuyết trình trong Đại hội Văn hóa Quốc gia[7] nhằm triển khai các phong trào và sự kiện văn hóa sau này như cuộc Triển lãm Mùa xuân 1958 và Đệ nhất triển lãm Mỹ thuật Quốc tế Sàigòn (26/10/1962) mà ông lả Tổng Đặc ủy kiêm Tổng thư ký [8].

Chọi gà, dầu trên lụa 46×38, 1968

Tuy ông ảnh hưởng theo trường phái của các danh họa trường Mỹ thuật Đông Dương (EBAI)[1], khi trong ban giám khảo của một số triển lãm, ông thường ủng hộ các họa sĩ trẻ vì quan niệm phóng khoáng của ông[9]:

” Nghệ thuật là phải sáng tạo. Mặc dầu bây giờ còn nhiều khuynh hướng hiện thực cùng ấn tượng nhưng tôi tin rằng mai đây tương lai nghệ thuật sẽ tiến tới các trường phái lập thể (cubisme), vô hình dung (non figuratif) và trừu tượng (abstrait). Thật ra vì còn đương tìm hiểu nên tôi vẩn vẽ theo lối hiện thực mới trong đó có pha tính chất ấn tượng (réalisme – impressionnisme). Tôi ưa sử dụng sơn dầu hơn cả vì chỉ chất sơn dầu mới đủ khả năng lột tả tâm hồn họa sĩ và phẩm chất của nó có tính chất quốc tế hơn.”[10]

Bé gái cho gà ăn, 46×38

Điển hình là bức tranh ” Phong cảnh Thủ Đức ” là phong cách riêng biệt của họa sĩ Đào Sĩ Chu, được in trên trang tháng Ba của cuốn lịch năm 1959 do Sở Thông Tin Hoa Kỳ ấn hành.[11].

Năm 1959, ông có triển lãm chung với Thái Tuấn, Duy Thanh, Vị Ý, Lê Thị Quang, Ngọc Dũng, Phạm Thị Khánh tại phòng Thông tin Đô Thành – Sài Gòn.[12]

Trong thập niên 60, ông là Giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định và thường viết nhiều bài chuyên môn như Hội họa Trung Hoa, Nhật Bản, Khảo cứu về Đông dược bằng phương pháp thực nghiệm cho các nguyệt san Bách Khoa, Phương Đông. Từ năm 1970, ông được trường đại học Minh Đức, khoa Nhân văn và Nghệ thuật mời làm giảng viên và cố vấn.

Ông mất vào ngày 16 tháng 6 năm 1974 (năm Giáp Dần) tại Sàigòn.

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Những lý thuyết mỹ thuật của Đào Sĩ Chu bị phê phán bởi họa sĩ Nguyễn Phi Hoanh (1904 – 2001), tốt nghiệp trường mỹ thuật Toulouse, tác giả quyển sách Mỹ Thuật Việt Nam, chương XI, trang 247 – 277, do Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh in vào tháng 11 năm 1984[13].

Mãi đến thập niên 1990, tên tuổi họa sĩ Đào Sĩ Chu mới được nhắc đến qua hai cuộc triển lãm tuyển tập của các danh họa Việt Nam của hai nhà sưu tập tư nhân Trương Văn Ý (05/1992) và Bùi Quốc Chí – bộ sưu tập Đức Minh-VN (1998)[14].

Sau đó trong một cuộc đấu giá tranh tại Sotheby’s Singapore, tháng 04 năm 2002, thấy xuất hiện một họa phẩm của Đào Sĩ Chu “Bé gái cho gà ăn” (là một trong những tác phẩm cuối cùng sáng tác đầu năm 1974)[15].

Tiếp theo năm 2009 trong tháng 10, một cuộc đấu giá tranh tại Pháp, qua mạng ghi nhận một tác phẩm khác của Đào Sĩ Chu là “Phụ nữ trẻ đang suy tư” (sáng tác năm 1962).[cần dẫn nguồn]

Theo báo Nhân Dân điện tử (25/06/2011), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện có trong kho hơn 400 tranh sơn dầu trong đó gần 30 bức tranh sáng tác trước năm 1945 thường được gọi là tranh cận đại của các họa sĩ Lê Huy Miến (1898 – 1905), Trần Văn Cẩn , Tô Ngọc Vân, … bên cạnh đó còn có chín bức tranh của họa sĩ Đào Sĩ Chu không ghi năm sáng tác cụ thể cũng được xếp vào danh sách tranh cận đại.[16]

Một bức tranh của họa sĩ Đào Sĩ Chu đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh [17][18].

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung vợ Đào Sĩ chu, bản copy của tranh sơn dầu

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă The Cold War and Cultural Expression in Southeast Asia. Edited by Tony Day, Maya H. T. Liem, 2010 Page 88 “The established traditions of EBAI prevailed through the late 1950s to early 1960s… especially marked among those graduates who later formed the Society of Saigonese Young Artists. … who were deeply rooted traditionalists, included artists such as Tú Duyên, Nguyễn Anh, Nguyễn Siên, and Lưu Đình Khải, as well as graduates from France like Nguyễn Khoa Toàn, Đào Sĩ Chu, Văn Đen, Nguyễn Sao and Trần Quang Hiếu, to mention a few.]
  2. ^ Corinne de Ménonville La peinture vietnamienne: une aventure entre tradition et modernité 2003 “Dans le comité organisateur et les différentes commissions, on relèvera les noms d’artistes tels que Dao Si Chu, Thanh Le, … Dao Si Chu, dans sa préface, fait une sorte de synthèse de l’histoire de l’art en montrant toute la difficulté d’être moderne (“Toutes les méthodes ou techniques de la peinture moderne ne sont pas franchement trouvées..”)
  3. ^ Thượng Chi Văn Tập III, Phạm Quỳnh, Phần Mĩ thuật Việt Nam, chương II, trang 07-20
  4. ^ báo Tuổi Trẻ Chủ nhật 26/04/1998
  5. ^ [1], 69ème exposition, 1958, trang 64-65, vần D, số 875 – 876
  6. ^ do danh ca Tuyết Nhung (disc PA.2855) và Hoàng Lan trình bày (disc PA. 2854 và PA. 2856)
  7. ^ Vietnamese aesthetics from 1925 onwards – The University of Sydney, Đào Sĩ Chu, 1957, Bàn về Hội Họa Việt Nam, trang 152 – 173, do Xã Hội Ấn Quán ấn hành.
  8. ^ [2], Đệ Nhất Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế Sàigòn (1962), trang 11
  9. ^ Vietnamese aesthetics from 1925 onwards – The University of Sydney, Author, Boi Tran Huynh. Publisher, Sydney College of the Arts, University of Sydney, 2005. Length, 836 pages, chương 4, trang 196, 200, 230 và 231
  10. ^ Vietnamese aesthetics from 1925 onwards – The University of Sydney, Đào Sĩ Chu phỏng vấn bởi Duy Thanh, tạp chí Sáng Dội Miền Nam số 01 (7),1960, trang 5.
  11. ^ Vietnamese aesthetics from 1925 onwards – The University of Sydney, Figure 32, page 231: Đào Sĩ Chu,Thủ Đức, 1959, a print of an original oil painting in 1959 Calendar sponsored by The American Department of Information, photograph by Boi Tran Huynh

Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt

ViVi Võ Hùng Kiệt (sinh 1945) là một họa sĩ và nhà điệu khắc danh tiếng người Việt. Ông được biết nhiều với tư cách là một họa sĩ vẽ tranh minh họa và truyện tranh thiếu nhi tại Việt Nam trước năm 1981.


ViVi Võ Hùng Kiệt – Chân dung tự họa

Thân thế sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tên ông là Võ Hùng Kiệt, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1945 tại Vĩnh Long (Việt Nam), trong một gia đình Công giáo với tên thánh là Micae.

Từ nhỏ, ông đã biểu lộ năng khiếu về hội họa.[cần dẫn nguồn] Từ năm 1958, được sự khuyến khích của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo, chủ bút báo Tuổi Xanh, ông bắt đầu gởi những tập truyện bằng tranh đăng trên báo Tuổi Xanh. Do sức ép của gia đình không muốn ông say mê với hội họa, bỏ bê học hành, năm 1961, ông trốn ra Nha Trang vào tu ở Chủng viện Dòng Sư huynh La San (Frère des Ecoles Chrétiens).

Năm 1964, ông hoàn tục và thi vào trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn. Cũng từ năm này, ông bắt đầu vẽ cho nguyệt san Tuổi Hoa với bút hiệu ViVi, ghép từ hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long. Ông cũng bắt đầu sự nghiệp vẽ mẫu tem. Năm 1965, lần đầu tiên ông đoạt được giải thưởng hạng nhất trong cuộc thi vẽ mẫu tem do Nha Tổng giám đốc Bưu điện Việt Nam Cộng hòa tổ chức hàng năm. Từ đó về sau, trên các tác phẩm tem, ông ký với tên thật Võ Hùng Kiệt.

Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật năm 1968. Sau khi tốt nghiệp, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, phục vụ tại Phòng 7 (Trinh sát kỹ thuật) Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian quân ngũ, ông vẫn tiếp tục vẽ minh họa, sáng tác truyện tranh, vẽ tem mẫu cho nhiều sách báo và bưu điện. Ông nhận được khoảng 40 giải thưởng về bưu hoa của Tổng nha Bưu chính Việt Nam Cộng hòa.[cần dẫn nguồn]

Sau năm 1975, ông tiếp tục vẽ truyện tranh cộng tác với báo Khăn Quàng Đỏ với tên thật Võ Hùng Kiệt, theo kịch bản của các nhà văn (như Thái Thăng Long, Nam Thanh, Phùng Thái,…). Năm 1981, ông vượt biên sang Canada và tạm định cư tại Montréal, đến năm 1995 sang sinh sống tại San Diego – Hoa Kỳ. Hiện nay ông sinh sống ở California, Hoa Kỳ.

Vợ ông là nhà văn, ca sĩ Diễm Châu, những năm gần đây cũng vẽ tranh với bút hiệu Cát Đơn Sa [1]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện tranh và tranh minh họa[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975, họa sĩ ViVi thường vẽ minh họa cho 2 nhật báo Độc Lập và Dân Chủ và các sách giáo khoa cho các nhà xuất bản như Quê Hương, Nhật Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, cho trường mẫu giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi).

Họa sĩ ViVi có một thời cộng tác với các nhật báo, tạp chí ở Sài Gòn, chủ yếu vẽ bìa và minh họa cho các tờ Tuổi Xanh, Tuổi Hoa, Bạn Trẻ, Tinh Thần (Nha Tuyên Úy Công giáo), Trái Tim Đức Mẹ (Dòng Đồng Công), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Cứu Thế).

Tem bưu chính[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra họa sĩ ViVi còn vẽ tem cho bưu điện từ khi đang học năm thứ nhất trường Cao đẳng Mỹ thuật cho đến năm 1975. Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ Bưu Hoa từ năm 1965: “Toàn Dân Đoàn Kết và Chuẩn Bị Bắc Tiến” đề giá $3.00 (Số 309D nhà in Yvert- London) Con tem này chưa được phát hành là con tem đầu tiên được giải thưởng hạng nhất trong cuộc thi vẽ mẫu tem do Nha Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa tổ chức hàng năm.

Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt đã đoạt 33 giải tem thư trong số đó có 27 con chiếm giải nhất trong thời gian 10 năm (1965 – 30-04-1975).[cần dẫn nguồn] Được Tổng Nha Bưu điện chọn để in bưu hoa trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.[cần dẫn nguồn]

Có 4 giải tem bưu chính do ViVi Võ Hùng Kiệt sáng tác chưa kịp phát hành.[cần dẫn nguồn]

  • 2 mẫu Tranh Dân Gian (tranh Đông Hồ: tranh Gà, tranh Lợn…)
  • 1 mẫu tem Phi Cảng Tân Sơn Nhất (đề giá 200đ 00)
  • 1 mẫu Ghe Thuyền lưu thông trên kinh rạch miền Nam (đề giá 10đ 00)

Tranh hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của ViVi về hội họa, nổi bật với màu nước và sơn dầu. Tác phẩm của ông tả thực rất xuất sắc. Ông có sự sáng tạo trong chất liệu sáng tác như vẽ sơn dầu trên bao bố. Ý tưởng của ông thể hiện trong tranh dứt khoát, mãnh liệt và về chuyển tone màu thì thực kỳ tài.[cần dẫn nguồn]

Tranh màu nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trang tranh màu nước của họa sĩ ViVi

Tranh sơn dầu[sửa | sửa mã nguồn]

Trang tranh sơn dầu của họa sĩ ViVi

Bích họa[sửa | sửa mã nguồn]

Vẽ các Bích Họa (Mural) về 117 Vị Thánh Tử Vì Đạo VN ở Dòng Đồng Công Missouri Cao 35feet x rộng 40feet, ở San Bernardino cao 10feet x rộng 60feet). Mẹ Thăng Thiên ở Amarillo Texas cao 12feet x rộng 24feet… 117 Thánh Tử Ðạo VN do Họa Sĩ Vivi vẽ cho riêng Hội Trường Các TTÐVN

Ðược kiến thiết trong khu vực Chi Dòng Ðức Mẹ Ðồng Công tại Thành phố Carthage, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ.

Khởi công ngày 17 tháng 11 năm 1997. Do Architects John Desmond & Associates và Ðặng Văn Lợi họa đồ. Hãng thầu R.E. Smith Construction Company và Prestressed Casting Co. thực hiện

Triển lãm hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn ở Sài Gòn (từ 1965-1975), họa sĩ ViVi chỉ triển lãm tranh có 3 lần tại phòng Thông tin Văn hóa Saigon ở góc Lê Lợi – Tự Do cũ, Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân các cuộc kêu gọi cứu trợ nạn nhân của nạn lụt miền Trung, miền Tây và đồng bào mất nhà trong chiến cuộc Mậu Thân. Còn ở nước ngoài họa sĩ ViVi từng triển lãm tranh tạiĐông Kinh (Nhật), Bangkok (Thái Lan) và Vạn Tượng (Lào).

Điêu khắc[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tuổi ông ở lĩnh vực điêu khắc nổi lên sau 1975. Được nhắc đến nhất đó là Đài Tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam, Đài Tưởng niệm được dựng trong một vùng đất mang nhiều ý nghĩa là Nghĩa Trang Peek Family.

Các tác phẩm điêu khắc nổi bật của ông:

  • Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 1 đúc đồng và đặt tại: Maria Lewinston Garden (New York), Dòng Đồng Công (Carthage, Missouri), Denver, Colorado và Arlington Texas.
  • Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 2 đặt tạI Austin, Texas.
  • Tượng Mẹ Maria VN tại Amarillo, Texas.
  • Tượng Thuyền nhân Vượt biển – Santa Ana, California.
  • Tượng Thủ tướng Canada: Pierre Eliotte Trudeau.
  • Tượng Linh mục Trần Đình Thủ (Sáng lập Dòng Đồng Công).

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có sáng tác thơ (chủ yếu là thơ Đường luật thể Thất ngôn bát cú). Nhưng ở lĩnh vực mà tên tuổi của ông nổi bật nhất vẫn là hội họa và điêu khắc.

Họa sĩ Vũ Cao Đàm

Vũ Cao Đàm (sinh năm 1908 tại Việt Nam và mất năm 2000 tại Paris) là họa sĩ, nhà điêu khắc với nhiều tác phẩm tranh, tượng nổi tiếng được triển lãm ở nơi trên thế giới.


Vũ Cao Đàm

Họa sĩ Vũ Cao Đàm
Tên khai sinh Vũ Cao Đàm
Nghệ danh Vũ Cao Đàm
Sinh 1908
Vụ Bản,Nam Định
Mất 2000
Paris
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Thiếu nữ cài lược
Chân dung
Bác Hồ

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Vũ Cao Đàm sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Anh ruột là bác sĩ Vũ Đình Tụng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương binh. Em ruột là dược sĩ Vũ Công Thuyết, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung

Vũ Cao Đàm là sinh viên khóa II của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng là khóa đầu tiên của Khoa Điêu khắc (1926-1931). Thoạt đầu, Vũ Cao Đàm tham gia cả hội họa và điêu khắc, nhưng tới năm thứ nhì thì ông chuyển hẳn sang điêu khắc. Ông từng kể: “Thầy Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) thấy tôi có khả năng về điêu khắc và tôi đã nặn tượng bán thân cho cha tôi, ông khen đẹp. Cho nên năm thứ nhì, tôi học thẳng sang ngành điêu khắc và tôi rất thích, sau đó tôi chuyên về chân dung“.

Năm 1931, Vũ Cao Đàm tốt nghiệp khóa học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với kết quả xuất sắc. Ông được nhận học bổng sang Pháp nghiên cứu và nâng cao kiến thức về tạo hình tại Bảo tàng Louvre. Năm 1938, Vũ Cao Đàm kết hôn với nghệ sĩ dương cầm Pháp Renee. Trong thời gian diễn ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), việc làm tượng trở nên hết sức khó khăn. Lý do là ở thời kỳ ấy, nhất là khi quân đội Đức chiếm đóng nước Pháp, họ sẵn sàng tịch thu những vật dụng bằng đồng để phục vụ việc đúc vũ khí. Việc đổ khuôn đồng bị cấm. Vũ Cao Đàm phải nặn tượng bằng đất nung rồi đánh bóng (như các bức ông dựng chân dung vợ chồng thi sĩ Jean Tardieu, con trai thầy dạy cũ của mình). Tình thế khiến Vũ Cao Đàm quyết định chuyển từ làm tượng sang vẽ tranh. Ông vẽ, thoạt tiên là tranh lụa, rồi sơn dầu. Lý do chuyển sang sơn dầu, ngoài sự đam mê khám phá còn xuất phát từ sự bất tiện trong việc thực hiện cũng như bảo quản tác phẩm. Ông cho biết: “Tôi thấy tranh lụa bị giới hạn bởi kích thước của bức tranh, vì có miếng kính che gìn giữ cho lụa cho nên không thể vẽ to được”

Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người. Ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên và duy nhất được nặn tượng Người.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức tượng hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là Chân dung và Thiếu nữ cài lược. Hai bức tượng này được nhiều thế hệ họa sĩkiến trúc sư vẽ lại, tạo phiên bản thạch cao. Ta có thể bắt gặp phiên bản thạch cao của hai bức tượng này ở bất kì lớp học vẽ kiến trúc, mĩ thuật nào.

Họa sĩ Vũ Giáng Hương

Vũ Giáng Hương (23 tháng 1 năm 1930 – 20 tháng 8 năm 2011), là một nữ họa sĩ Việt Nam. Bà từng là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong sự nghiệp giảng dạy, bà được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú và có học hàm Phó Giáo sư.


Vũ Giáng Hương
Sinh 1930
Hà Nội
Mất 2011 (81 tuổi)
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Đại học Mỹ thuật Hà Nội
Tác phẩm Cầu Hàm Rồng
Hợp tác xã
Đôi chim bồ câu
Chịu ảnh hưởng Tô Ngọc VânTrần Văn Cẩn
Ảnh hưởng tới Phan Cẩm Thượng
Giải thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2001

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930, tại Hà Nội. Bà là con đầu của một gia đình đông con mà sau này tất cả đều thành danh trên nhiều lĩnh vực; Thuở nhỏ, bà được thừa hưởng nền giáo dục gia đình vào bậc danh giá thời đó với người cha là nhà văn Vũ Ngọc Phan và mẹ là nhà thơ Hằng Phương. 7 người em của bà đều thành đạt và nổi tiếng. Hai trong các em trai của bà là Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cố Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Giáo sư tiến sĩ Vũ Triệu Mân, chuyên gia ngành bảo vệ thực vật.

Ham học và yêu thích văn chương nghệ thuật là thiên hướng xuất hiện sớm ở Vũ Giáng Hương. Bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi còn là cô bé con 7-8 tuổi, sau này bà là học trò của các họa sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Từ năm 1955 đến năm 1962, bà theo học hội họa ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội khoa Tranh lụa.

Bà mất đột ngột vào hồi 3h30′ sáng 20 tháng 8 năm 2011 do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ngày 25/8, lễ tang được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho cán bộ cấp cao của Nhà nước tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Quá trình công tác[sửa | sửa mã nguồn]

Bà từng giảng dạy, giữ cương vị lãnh đạo trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1962-1988. Trong 10 năm liền, từ năm 1989-1999 bà là Phó Tổng thư ký rồi Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Sau đó, từ năm 1999-2004 bà giữ cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ tháng 4/2004 đến tháng 9/2010, bà được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Bà đã có nhiều công lao đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam và sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật nước nhà, đồng thời bà còn có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ mỹ thuật Việt Nam;

Sự nghiệp mỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung tự họa 1999

Từ các lớp học ngắn ngày ở Thanh Hóa, ở Việt Bắc, đến giảng đường chính quy ở Hà Nội, họa sĩ Vũ Giáng Hương vừa miệt mài học tập vừa đi thực tế để tìm ra một lối riêng trong hội họa. Đó là chất thơ của đời sống thường ngày, một thứ thẩm mỹ mà chỉ những tâm hồn tinh tế, tao nhã mới đủ sức gợi lên bằng sắc màu ẩn hiện. Bà đã dành tình cảm nâng niu những xúc động thăng hoa cho các em bé, các bà mẹ, những nữ dân quân, thanh niên xung phong. Đó là những đường nét hối hả nhưng không ồn ào, dịu dàng nhưng vô cùng sâu đậm

Bà tham gia nhiều triển lãm mỹ thuật trong và ngoài nước và để lại hàng trăm tác phẩm mỹ thuật được công chúng yêu nghệ thuật đánh giá cao và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1960 và 1965
  • Giải thưởng chính thức Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội năm 1965
  • Giải thưởng triển lãm nữ tác giả năm 1974

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Bà được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:

Ngay trước khi nữ họa sĩ qua đời, cuốn sách Tình yêu và nghệ thuật nói về những ký ức không thể phai nhòa của bà trong làng hội họa Việt Nam đã được Nhà xuất bản Thế giới ấn hành tháng 8/2011

Bà là một trong những số ít những “bóng hồng” nổi tiếng trong giới họa sĩ nên được mệnh danh là Chị cả, là Người đàn bà đẹp của hội họa Việt Nam [2].

Triển lãm hội họa Ký ức thời gian kỷ niệm một năm ngày mất của bà được tổ chức từ ngày 2/11 – 15/11/2012 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Nên mua tranh sơn dầu ở đâu ? mua tranh như thế nào?

Bạn đang rất muốn mua tranh sơn dầu giá rẻ tphcm để treo trong nhà, để tặng bạn bè hay đối tác, sau đây là những câu hỏi phát sinh sau đó:

Mua tranh gì cho đẹp và bền?

Mua tranh mình thích hay tranh phong thủy, tranh đồng quê để người ta khen?

Mua tranh gì cho rẻ? (nhưng vẫn phải đẹp và chất lượng)

Mua tranh như thế nào? mua ngoài tiệm hay mua online? Mua online có tin tưởng được không?

Và đặc biệt là có cách gì đơn giản hóa những việc trên không?

tranh%2Bson%2Bdau%2Bgia%2Bre%2Bca%2Bchep%2Bphong%2Bthuy-26 Nên mua tranh sơn dầu ở đâu ? mua tranh như thế nào?

Chỉ cần bạn ngồi ở nhà, tìm kiếm google cho từ “mua tranh”, bạn cũng đã thấy hơn 8 triệu kết quả về mảng này, có nghĩa là việc mua tranh online không còn là lẫm gì với nhiều người nữa, chỉ cần ngồi nhà, chọn mẫu, lựa kích thước, thảo thuận giá với người bán, chờ nhận tranh và thanh toán, dễ mà.
Mua tranh gì? Mua ở đâu? Mua như thế nào?

Nhưng với bạn thì sao? đây có phải là lần đầu tiên bạn mua tranh hay không?

Nếu đúng, hãy tham khảo một số bí quyết mua tranh từ kinh nghiệm 14 năm trong ngành tranh nội thất của mình để tìm được cho bạn 1 bức tranh vừa ưng ý, vừa đẹp, vừa được mọi người đánh giá cao về gu thẩm mỹ, vừa tiện lợi nhất cho bạn khi phải ra quyết định chọn mua tranh. Đây cũng là những câu hỏi mình luôn đặt ra cho khách hàng khi mua tranh, giờ thì bạn sẽ biết lý do vì sao.

Đầu tiên, hãy nhắm tới tới mục đích mua tranh sơn dầu ở đâu rẻ đẹp ? Mua tranh treo trong nhà hay tặng bạn, tặng đối tác làm ăn, tặng khai trương tặng tân gia….

Tiếp theo, việc mua tranh có ảnh hưởng đến ai trong gia đình không? Nếu là tranh treo cho phòng riêng của bạn, thì dễ rồi, nhưng nếu là phòng bố mẹ, phòng con cái, thì nên hỏi ý thích của họ trước.

Bạn thích mua tranh gì? con gì, vật gì, chủ đề gì, hay cảnh gì? Tùy theo sở thích của bạn và người được tặng, bạn có thể chọn trong vô vàng những chủ đề như Động vật, Thiên nhiên, Thành thị, Tranh phong thủy…

Bạn muốn tranh mình to nhỏ như thế nào? Những cỡ thông dụng là 60×90 cm, 70×120 cm, 120×240 cm

Ngân sách dự tính của bạn là bao nhiêu? Họa sĩ có thể vẽ theo số tiền mà bạn trả cho họ, nên nếu muốn vẽ đẹp hơn, chỉnh chu hơn thì cứ trả nhiều hơn tí.

Có cần gấp không? Bạn có thể mua tranh đã vẽ sẵn, hoặc đặt vẽ tranh mới nếu có nhiều thời gian và theo yêu cầu riêng.

Nếu bạn chọn được nơi uy tín để mua. Sau đây, là một số mẹo từ mình để chọn tranh vừa nhanh, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo chất lượng và không tốn nhiều thời gian, công sức.

Hãy chọn những trang web có uy tín và nhiều người truy cập, đánh giá.

Yêu cầu họ gửi những mẫu tranh để bạn chọn lựa để vẽ mới hoặc đang có sẵn.

Chọn ra 3 mẫu để rút gọn lại lựa chọn, sau đó chọn 1 mẫu để vẽ.

Hỏi thêm về bảo hành khi nhận tranh đổi tranh khi không ưng ý.

Tìm hiểu thêm cách bảo quản và chăm sóc tranh để kéo dài tuổi thọ của tranh.

Mua tranh sơn dầu cá chép hoa sen không quá khó, và tranh là 1 vật trang trí trong nhà rẻ nhất so với các đồ trang trí khác, do thời gian sử dụng có thể lên đến tận 100 năm nếu chăm sóc tốt ). Khi bạn thực sự cần mua tranh nhưng không muốn trải qua những bước mệt mỏi trên, hãy liên hệ với mình để quảng gánh lo âu. Mình sẽ tư vấn miễn phí cũng như trả lời mail trong vòng 24 giờ.

Việc đầu tiên bạn làm là truy cập vào website www.trieuart . com, đây là đơn vị cung cấp tranh sơn dầu chất lượng, uy tín hàng đâu Việt Nam!

Tranh Sơn Dầu Là Gì? Nên Mua Tranh Sơn Dầu Ở Đâu?

TRANH SƠN DẦU LÀ GÌ? VÀ NÊN MUA TRANH SƠN DẦU Ở ĐÂU?

Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.

Vì thế quy trình vẽ tranh sơn dầu phải là họa sĩ có kinh nghiệm về cách pha màu thực hiện vẽ thì bức tranh sơn dầu mới thực sự có được tuổi thọ cao, chống chọi với mọi thời tiết theo thời gian, bởi vậy khi mua tranh sơn dầu bạn nên chọn mua tranh ở những đơn vị có những họa sĩ đã qua trường lớp giảng dạy chuyên nghiệp, vì ở đây mới đáp ứng được nghệ thuật và chất lượng của tranh sơn dầu…

(Có thể bạn đã tới xem tranh ở những cửa hàng bán tranh tràn lan trên phố mà những bức tranh sơn dầu chỉ được chép lại từ những họa sĩ nghiệp dư, có thể nhìn vào bức tranh được chép lại rất đẹp đủ độ tương phản, nhưng họ chỉ biết pha trộn thành các sắc màu và tông màu hợp lý mà chưa được học qua kỹ thuật pha sơn thì cho dù bức tranh có đẹp đến chừng nào thì nó hoàn toàn khung đạt chất lượng và không có tuổi thọ, có thể tranh được treo lên vài tháng là đã bị xuống màu và rạn nứt hay bong tróc…) Bởi kỹ thuật pha sơn rất khó chỉ có những họa sĩ được học qua trường lớp và kinh nghiệm thì mới có thể tạo nên những bức tranh sơn dầu hoàn hảo và có tuổi thọ cao hàng chục, hàng trăm năm.

Đọc bài viết  dưới đây bạn sẽ thấy được muốn mua một bức tranh sơn dầu đạt chuẩn không phải là chuyện dễ….

Nên mua tranh sơn dầu ở đâu?

Hiện nay cơ sở cung cấp tranh sơn dầu đạt chuẩn đóng tại TPHCM là cơ sở Tranh sơn dầu TrieuArt . Com, ở cơ sở Trieu Art chiếm ưu thế hơn hẳn các cơ sở khác là chất lượng tranh, chất lượng sơn, kinh nghiệm…Là nơi hội tụ các họa sĩ tên tuổi có bề dày kinh nghiệm cao, là những họa sĩ bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam, là những giảng viên, thạc sĩ, nhà phê bình nghệ thuật…Cơ sở Trieuart.com luôn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vang dội trong và ngoài nước, là đơn vị tiên phong về chất lượng, thẩm mỹ và uy tín luôn vượt trội…Luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm ưu điểm để phát triển thương hiệu…

Vì vậy bạn chọn mua tranh sơn dầu tại cơ sở TrieuArt.Com thì bạn sẽ có những bức tranh sơn dầu đẹp và tuổi thọ tranh cao…

 Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Tranh Sơn dầu là “một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment)”, thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc.

Tuy nhiên, việc chế màu Tranh Sơn dầu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.

Tranh Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ “màu dầu” thay cho từ “sơn dầu” với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.

Tranh sơn dầu là gì?

Tranh sơn dầu là một loại họa phẩm

Hình 1: Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Quá trình tìm ra sơn dầu

Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ.

Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390-1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.

Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.

Hình 2: Quá trình tìm ra sơn dầu

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu

Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu.

Ví dụ: Nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh,nếu pha nhiều dầu lanh thì lâu khô gây bất tiện khi chờ vẽ nhiều lớp, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng. Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.

Hình 3: Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu

Kết Luận: Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu.

 

Tranh Sơn Dầu Là Gì?Tìm Hiểu Về Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Tranh Sơn Dầu Là Gì?

“Tranh Sơn dầu” là “một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment)”, thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc.

Tuy nhiên, việc chế màu Tranh Sơn dầu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.

Tranh Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ “màu dầu” thay cho từ “sơn dầu” với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.

tranh-son-dau-la-gi3 Tranh Sơn Dầu Là Gì?Tìm Hiểu Về Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Hình 1: Tranh Sơn Dầu Là Gì?

 

Quá trình tìm ra sơn dầu

Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ.

Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390-1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.

Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.

tranh-son-dau-la-gi3 Tranh Sơn Dầu Là Gì?Tìm Hiểu Về Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Hình 2: Quá trình tìm ra sơn dầu

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu

Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu.

Ví dụ: Nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh,nếu pha nhiều dầu lanh thì lâu khô gây bất tiện khi chờ vẽ nhiều lớp, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng. Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.

tranh-son-dau-la-gi3 Tranh Sơn Dầu Là Gì?Tìm Hiểu Về Tranh Sơn Dầu Là Gì?

Hình 3: Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu

Kết Luận: Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu.

Mách Bạn Cách Treo Tranh Nghệ Thuật Đẹp Hơn Cả Phòng Triển Lãm

Thay vì treo tranh nghệ thuật như bình thường, bạn có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để góc nghệ thuật ấy trở lên thật thu hút và sáng tạo.

Hình chữ nhật

 

Đây là một cách treo tranh đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, đẹp mắt và ấn tượng. Để làm được điều này đòi hỏi bạn có những khung ảnh với kích thước giống nhau. Đồng thời để chúng có sự liên kết nhất định bạn nên lựa chọn những bức ảnh cùng chủ đề như quá trình trưởng thành của bản thân, các loài hoa, các loài động vật.

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Hình vuông

 

Bốn bức tranh nhỏ với hình giống nhau được đặt liền kề giúp bạn sở hình một góc vuông nghệ thuật ấn tượng. Hình vuông thường đem đến người xem cảm giác ngăn nắp, có tổ chức ngay cả khi những bức tranh của bạn không cùng một chủ đề. Đây là một lựa chọn để dành cho những không gian trưng bày nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn kiểu ghép 9 bức hay 16 bức nếu sở hữu một không gian đủ lớn.

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Hình thoi

 

Một mô hình lạ mắt, độc đáo chắc chắn sẽ thu hút được ánh nhìn mọi vị khách của bạn. Bạn có thể xếp tùy hình tạo thành hình thoi hoặc lựa chọn cách mang tình hình học hơn là kết hợp của 2 loại khung tranh khác nhau: 8 khung chữ nhật và 6 khung vuông cùng loại.

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Hình tam giác

 

Để tạo hình tam giác bạn cần đến 2 đường vuông góc cố định được tạo bởi các khung tranh. Bên trong bạn có thể lựa chọn các khung trang với kích thước và hình dáng đa dạng để tạo nét còn lại của hình chữ nhật.

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

 

Đường thẳng

 

Là một kiểu treo tranh truyền thống nhưng chưa bao giờ là lỗi mốt. Đây là một cách làm khá đơn giản, do vậy để góc trưng bày của bạn thêm ấn tượng bạn có thể lựa chọn kiểu tranh ghép đầy nghệ thuật và thu hút.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Free style

 

Bạn muốn có một góc nghệ thuật vui mắt, đa dạng mang lại vẻ sinh động cho căn phòng thì đây chính là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn không cần mất công phải suy nghĩ về kiểu dáng, kích thước của khung tranh sử dụng. Xếp những bức tranh lại gần nhau, lớn dưới bé trên, thậm chí là xếp chúng thành lớp, vậy là bạn đã sở hữu một góc tranh đầy ấn tượng.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Treo những bức tranh lên

 

Đây là cách làm theo đúng cách gọi của nó. Lựa chọn ra những bức ảnh khác nhau, kích thước khác nhau,và được dây treo với độ dài khác nhau, bạn có thể bày những cụm tranh đó ở bất cứ đâu trong ngôi nhà.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Nấc thang

 

Kể lại một câu chuyện theo từng bậc thang chính là một cách làm độc đáo và thú vị để cho mọi vị khách chiêm ngưỡng những bức ảnh yêu thích của bạn.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Tạo nền

 

Đôi khi, để tạo một góc trưng bày bắt mắt và ấn tượng đơn giản và dễ dàng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Hãy treo những bức ảnh trên một lớp nền nổi bật, chắc chắn chúng sẽ đạt hiệu quả bất ngờ mà bạn không ngờ đến.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

Khung tranh sắc màu

 

Thay vì việc luôn lựa chọn những khung tranh đơn sắc, bạn có thể lựa chọn nhiều loại màu sắc khác nhau cho chúng. Việc đặt chúng cạnh nhau chắc chắn sẽ là lý do khiến không gian sống của bạn bừng sáng.

 

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm

mach-ban-cach-bay-tranh-nghe-thuat-hon-ca-phong-trien-lam_3e2b75611f Mách bạn cách treo tranh nghệ thuật đẹp hơn cả phòng triển lãm