Họa sĩ Lê Duy Ứng

Lê Duy Ứng (sinh ngày 8 tháng 7 năm 1947) là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, họa sĩ, nhà điêu khắc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.[1] Ông nổi tiếng vì đã vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng máu của mình khi đã bị thương mù cả hai mắt ngay trên chiến trường.


Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Duy Ứng sinh ngày 8 tháng 7 năm 1947 tại thôn Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.[1]Cha ông là họa sĩ, nhà báo Lê Yến.[2] Ông bắt đầu học vẽ từ nhỏ dưới sự dìu dắt của cha và người thầy là nhà giáo ưu tú Bùi Đình Sơn.[1] Năm lớp 4, ông đã có phòng triển lãm tranh riêng mang tên “Xấu nên tránh, tốt nên làm” ở huyệnQuảng Ninh.[1][2]

Tháng 9 năm 1971, khi đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.[3] Ông làm chiến sĩ trinh sát[4] thuộc đại đội 20, tiểu đoàn 2[3]trung đoàn 101sư đoàn 325Quân đoàn 2.[2][1][5][3]

Năm 1972 ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.[2] Ông giữ chức trợ lý Ban Tuyên huấn Trung đoàn 101. Ở thị xã Đông Hà, ông đã quen và yêu một cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội tên là Trần Thị Lê (20 tuổi), người mà sau này sẽ là vợ của ông.[6]

Sau khi giải phóng thành cổ Quảng Trị, đơn vị ông đánh vào Cửa Việt năm 1973. Tại trận này, ông vẽ bức tranh “Chiến thắng Cửa Việt” và tặng cho đại tướng Lê Trọng TấnTư lệnh Sư đoàn 312Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.[1]

Sau chiến thắng Cửa Việt, ông làm cán bộ tuyên huấn Sư đoàn 325.

Ngày 17 tháng 5 năm 1974, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân đoàn 2, tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nhiệm vụ của ông là chụp ảnh và kí họa chiến tranh.[1]

Ngày 28 tháng 4 năm 1975, khi còn cách cửa ngõ Sài Gòn 30km, tại căn cứ Nước Trong (một căn cứ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa ở Long ThànhĐồng Nai), ông bị thương hỏng hai mắt và ngất đi vì trúng đạn súng chống tăng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.[2] Trong lúc nguy kịch, sau khi tỉnh lại, nghĩ rằng mình sắp chết, ngay trên tháp xe tăng 847 đang bốc cháy[3], ông đã mò mẫm trong đêm tối dùng ngón tay làm bút chấm máu chảy ra từ đôi mắt bị thương của mình để vẽ nên bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh với nền là lá cờ Tổ quốc và cờ Đảng Cộng sản Việt Nam, phía dưới ghi đậm dòng chữ “Ánh sáng niềm tin/Con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân” và lại ngất đi.[3][7][5][2][8] Bức tranh này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.[9][1]

Cuối năm 1975, ông điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vì là họa sĩ mà bị mù, ông trở nên chán nản, may nhờ bác sĩ Đào Xuân Trà động viên, ông đã chuyển quađiêu khắc.[10]

Sau hơn 7 năm sống trong mù lòa, ngày 14 tháng 10 năm 1982, ông được giáo sưbác sĩ Nguyễn Trọng Nhân cấy ghép giác mạc thành công và ông đã nhìn thấy trở lại, tuy thị lực chỉ được 5/10 và mắt phải bị mù vĩnh viễn.[3]

Năm 1983, ông vẽ tranh trở lại phục vụ quân đội.

Năm 2005, khi ông đang làm việc ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam[7]đôi mắt ông mờ dần có nguy cơ mù hẳn. Ông được tài trợ đi chữa mắt ở Nhật Bản. Năm 2006, mắt ông đã sáng trở lại. Nhưng vì vết thương cũ tái phát, nên từ năm 2012 mắt ông chỉ có thể phân biệt được sáng tối. [1][11]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Trần Thị Lê, một người Hà Nội, sinh năm 1952.[12][13] Hai người kết hôn ngày 19 tháng 9 năm 1976.[6] Họ có một con trai tên là Lê Đông Hà sinh năm 1977phóng viên báo Quân đội Nhân dân,[14] và một con gái tên là Thu Hà sinh năm 1982.[13][1]

Danh hiệu, giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh[sửa | sửa mã nguồn]

  • 3000 bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh[9]
  • 1000 bức chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp[10]
  • 10 tranh sơn dầu khổ lớn[1]
  • Bức tranh Lòng dân
  • Chiến thắng Cửa Việt (vẽ năm 1973)[1]
  • Hơn 200 tranh kí họa, tiêu biểu như Tượng Bác trên đỉnh Trường Sơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hướng về miền Nam [5]
  • “Bác Hồ với thiếu nhi”, “Tội ác của Mỹ – ngụy với nhân dân Quảng Trị”[1]
  • Bức “Chèo chống” ông vẽ tặng vợ năm 1983, đã bán cho một nhà sưu tập ngoại quốc giá 1000 USD.[6]

Tượng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 50 bức tượng bằng đất ông nặn trong lúc bị mù[1]
  • 200 tác phẩm điêu khắc[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ [1] (sinh ngày 02 tháng 08 năm 1907, mất ngày 12 tháng 12 năm 2001 [2]) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá.[3] Ông còn được nhiều người gọi là “Danh họa Việt Nam trên đất Pháp”. Nhiều người khác còn coi ông là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó, và chưa một lần quay trở về quê hương, cho đến khi qua đời năm 2001 tại Paris.


Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ
Tên khai sinh Lê Phổ
Nghệ danh Lê Phổ
Sinh 2 tháng 8, 1907
Thanh XuânHà Nội
Mất 12 tháng 12, 2001 (94 tuổi)
Paris
Quốc tịch  Pháp
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Hoài cố hương
Kim Vân Kiều
Bức rèm tím
Thiếu phụ
Chịu ảnh hưởng Victor Tardieu

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm “Hoài Cố Hương (tranh)” có giá bán khoảng 360.000 Đô La Singapore (tương đương 222.325 USD).[4]

Tác phẩm “Cô gái với khăn quàng cổ xanh” của họa sĩ Lê Phổ.

Ông sinh ra tại thôn Cự Lộc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, về sau là huyện Hoàn Long, (nay thuộc quận Thanh XuânHà Nội[1].

Cha họa sĩ Lê Phổ là quan đại thần Lê Hoan, người được sử sách xem là có công lao giúp chính quyền thực dân Pháp đàn ápnghĩa quân Đề Thám.[5] Tuổi thơ họa sĩ Lê Phổ không hạnh phúc, mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và mô côi cha lúc 8 tuổi. Sau đó, ông với anh trai và chị dâu luôn phải chịu trách nhiệm do những đứa cháu gây ra.[6]

Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó. Họa sĩ Lê Phổ cưới vợ người Pháp là bà Paulette Vaux, phóng viên báo Life & Time ở Paris vào năm 1947.[6] Bà Vaux, vợ họa sĩ cho biết: “Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện“.

Tính cách cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Với thân thế được sinh ra trong gia đình thế tục, họa sĩ Lê Phổ có lối sống thiên về nội tâm với tính cách nhạy cảm, tinh tế. Họa sĩ có dáng người cao, gầy, mắt luôn nhìn xa vắng, ít nói, giọng nói thanh tao và luôn mặc những bộ quần áo là phẳng phiu.[5]

Con đường nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1925, họa sĩ Lê Phổ trúng tuyển khoá 1 Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong 10 sinh viên Việt Nam được giáo sư Victor Tardieu (một họa sĩ am hiểu sâu sắc các trường phái nghệ thuật châu Âu) xếp vào nhóm sinh viên “tinh hoa” của khóa học và đồng thời hướng đi theo trường phái nghệ thuật Á Đông trong suốt 5 năm học.[1]. Họa sĩ Lê Phổ đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc trường phái nghệ thuật này khi còn là chàng thanh niên Hà Nội 18 tuổi. Trong mộc cuộc phỏng vấn, vợ ông, bà Vaux cho biết: “Họa sĩ xem giáo sư Tardieu giống như cha tinh thần. Ông ngưỡng mộ và rất gần gũi với Tardieu. Tardieu đã đặt nền móng cho những thành công trong hội hoạ của ông”.

Năm 1928, ông cùng với các họa sĩ Vũ Cao ĐàmMai Trung Thứ tổ chức triển lãm tranh đầu tiên tại Hà Nội.[1]

Năm 1931, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp để trang trí một số triển lãm ở Paris. Sau đó 1 năm, ông được cấp học bổng sang học tại Trường Mỹ thuật Paris. Do đó, ông có điều kiện tìm hiểu nhiều nước châu Âu, tiếp xúc và làm quen với nhiều trường phái nghệ thuật, trong đó trường phái Ấn tượng đã ảnh hưởng đến các tác phẩm nghệ thuật sau này của họa sĩ.

Năm 1933, họa sĩ trở về Hà Nội tham gia giảng dạy ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.[5]

Năm 1935, các cung điện đền đài Bắc Kinh là nơi họa sĩ tới thăm để nghiên cứu về nền nghệ thuật cổ điển Trung Hoa. Đến cuối năm, ông được mời vào Huế để vẽ chân dung ông hoàng Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Ngoài ra, ông còn vẽ tranh cỡ lớn trang trí ở cung đình Huế.[5]

Năm 1937, họa sĩ lại sang Paris, trung tâm nghệ thuật của châu Âu để phụ trách gian hàng Đông Dương tại triển lãm quốc tế. TạiPháp, ông thực sự bị cuốn hút với vẻ đẹp hoa lệ và các trường phái nghệ thuật đa dạng, do đó họa sĩ đã xin định cư tại đất nước hình lục lăng.[1]

Năm 1938, lần đầu tiên họa sĩ Lê Phổ tổ chức triển lãm phòng tranh của riêng cá nhân mình với các tác phẩm như tranh vẽ các người đẹp Việt Nam hoặc đang say sưa bên rực rỡ các sắc hoa, hoặc đang mơ màng bên trang sách; hoặc tranh thiếu nữ đọc thư tình trong vườn, những cô gái đang phơi áo… được công chúng phương Tây đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1941, ông cùng người bạn học rất thân là họa sĩ Mai Trung Thứ tổ chức cuộc triển lãnh tranh tại Alger rất thành công với nhiều tác phẩm được bán.

Năm 1963, ông hợp tác cùng phòng tranh Wally FindayMỹ tổ chức vài buổi triển lãm tranh. Phòng tranh cũng chính là nơi ông giới thiệu và công bố các tác phẩm của mình ra khắp thế giới.

Phong cách hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Lê Phổ cho rằng các chất liệu tranh lụa có một số nhược điểm không chỉ về khuôn khổ mà về chất liệu màu sắc chưa bộc lộ những lời tác giả muốn thể hiện. Đó là lý do ông đã chuyển sang vẽ tranh sơn dầu. Ngoài việc thay đổi chất liệu vẽ, nội dung được ông nhắc tới cũng mở rộng, phóng khoáng và thoải mái hơn. Ví dụ rõ nét đó là người phụ nữ trong tranh của họa sĩ dần vượt ra ngoài lễ giáo ngàn năm để mang một sắc màu “thế tục”.[5]

Waldemar Georgenhà phê bình nghệ thuật Pháp khi viết cuốn sách về Lê Phổ vào năm 1970, ông gọi hoạ sĩ Việt này là “Hoạ sĩ siêu phàm” (Divine Painter). Waldemar cho rằng phong cách hội họa của Lê Phổ được thành hai giai đoạn và cả hai giai đoạn đều có sự kết hợp của trường phái Đông Tây từ kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức họa sĩ học được.[6]

Giai đoạn đầu tiên (1934-1945)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giai đoạn họa sĩ Lê Phổ vẽ trên chất liệu tranh lụa với đậm nét cổ điển và chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách Trung Quốc. Ông dùng các gam màu sắc đậm, lạnh và nguyên chất. Có thể thấy, một số bức nổi tiếng như “Thiếu phụ ngồi“, “Chim ngói” mang phong cách đời Tống được kết hợp với đường nét uyển chuyển và mềm mại. Với không gian phẳng lặng cùng nét bút tinh vi, mong manh mà lạnh lùng, tạo không khí thuần khiết, ẩn chứa dung sắc xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Khi họa sĩ hòa trộn hai phong cách hội hoạ Trung Quốc và Ý, ông bắt đầu vẽ những tác phẩm như bức “Mẹ con“, “Thiếu nữ và hoa lan“, “Hai chị em“, “Thiếu nữ và hoa hồng“, “Chải đầu“… có chút biến đổi. Qua đó, nét bút thanh tao mô tả phụ nữ trong tranh trang nghiêm, dáng dấp thiên thần với phong cách châu Âu nhưng đượm buồn và mang tính huyền bí đến khó hiểu với người xem. Đến những năm 1940, Lê Phổ mới thực sự bỏ mọi chuẩn mực của trường phái cổ điển để bước vào trường phái ấn tượng.[6]

Giai đoạn thứ hai (từ những năm 1950)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là thời kỳ lãng mạn với tranh sơn dầu trên thế giới nói chung. Nhà phê bình Waldemar nhận xét, phong cách của Lê Phổ có sự kết hợp hài hoà cái hồn Trung Hoa với trường phái nghệ thuật ấn tượng. Nét vẽ của họa sĩ đầy tự tin với những hiểu biết sâu sắc những tinh hoa nghệ thuật hội hoạ Đông và Tây. Trong cuốn sách của mình, Waldemar viết về họa sĩ Lê phổ như sau: “Những con đường của châu Á và châu Âu giao thoa, nghệ thuật phương Đông và nghệ thuật phương Tây mở ra một cuộc đối thoại thân tình”.[6]

Hình ảnh người phụ nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh phụ nữ được xuất hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của họa sĩ Lê Phổ. Ông Corinne de Menonville đã nhận xét trong cuốn sách “Những tác phẩm hội hoạ Việt Nam (sách)” như sau: “Ở giai đoạn đầu, người phụ nữ (trong tranh Lê Phổ) thường mỏng manh, e ấp, khuôn mặt trái xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng cho hồn tranh. Họ đều toát nên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp. Với tranh lụa, màu sắc nguyên chất và đậm sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn. Giai đoạn tiếp theo, tranh sơn dầu vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những cảm giác về tự do qua cử chỉ và màu sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều thời gian, cần sự tinh tế và tỉ mỉ, trong khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được phép sáng tạo hơn với nhiều cử động và mức độ của màu sắc. Ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do, tính hoa mỹ, hân hoan trong ánh sáng, nhịp nhàng trong nét cọ”.

Nhà phê bình Waldemar thì viết: “Một con thuyền lướt giữa những bông súng, những cô gái ẩn hiện hái trái cây trong vườn địa đàng, họ thật k

Họa sĩ Lê Quốc Lộc

Lê Quốc Lộc (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1987) là một họa sĩ người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000.


Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Quốc Lộc quê ở Phùng HưngKhoái ChâuHưng Yên. Ông tốt nghiệp Khoa Sơn màiTrường Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937 – 1942. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Quốc Lộc bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Việt Minh. Sau cách mạng, từ năm 1945 đến năm 1946 ông công tác tại Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó, ông được giao phụ trách ngành Họa ở Sở Tuyên truyền Liên khu III từ năm 1947 đến năm 1954. Từ năm 1957 ông là hội viên ngành Hội họa Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1959, Lê Quốc Lộc làm việc tại Xưởng họa Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông được giao chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nộivào năm 1959. Đến năm 1968, ông chuyển sang làm việc tại Hội Mỹ thuật Việt Nam cho đến năm 1978. Lê Quốc Lộc là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1968 đến năm 1983 và là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Trang trí khóa II (1983 – 1989). Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I. Năm 1987, ông qua đời tại Hà Nội.[1][2]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ đề trong các tác phẩm của Lê Quốc Lộc là kháng chiến và cách mạng. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống. Ông luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới và thể hiện nó bằng những bố cục độc đáo trong những bức tranh của ông. Lê Quốc Lộc rất am hiểu về thủ công mỹ nghệ truyền thống và là người có công trong việc đào tạo, phát triển ngành Mỹ thuật Công nghiệp ở Việt Nam.[1]

Giải thưởng, danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt quá trình công tác, Lê Quốc Lộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra còn có Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

Bên cạnh đó, các tác phẩm của ông luôn được đánh giá cao và giành được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước lẫn quốc tế:[1]

  • Triển lãm Hội họa: Giải nhất năm 1951
  • Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc: Giải nhất năm 1960; Giải nhì năm 1955, 1958 và 1962
  • Triển lãm Mỹ thuật Thủ công Cộng hòa Dân chủ Đức: Giải nhất 1978; Giải nhì năm 1974

Đặc biệt, sau khi qua đời, Lê Quốc Lộc đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000 cho các tác phẩm: Qua bản cũ (sơn mài, 1957), Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), Tiêu thổ kháng chiến (sơn mài, 1958), Giữ lấy hòa bình (sơn mài, 1962) và Từ trong bóng tối (sơn mài, 1982).[1][3]

Cuộc sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Cả bốn người con của họa sĩ Lê Quốc Lộc đều theo nghiệp ông, trong đó nổi bật nhất là họa sĩ Lê Trí Dũng.

Họa sĩ Lê Thành Nhơn

Lê Thành Nhơn (sinh năm 1940, mất năm 2002) là một họa sĩ và điêu khắc gia Việt Nam.


Lê Thành Nhơn
Tên khai sinh Lê Thành Nhơn
Nghệ danh Lê Thành Nhơn
Sinh 17 tháng 11, 1940
Thủ Dầu Một
Mất 4 tháng 11, 2002
MelbourneÚc

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Thủ Dầu Một. Sau khi học xong trung học, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn nơi ông tốt nghiệp thủ khoa. Đồng khóa với ông là họa sĩ Đỗ Quang Em.

Năm 1966 ông nhập ngũ Quân đội Việt Nam Cộng hòa được bốn năm thì giải ngũ với cấp thiếu úy sau khi bị thương.

Trong đời sống dân sự ông làm giáo sư trường Mỹ nghệ Thực hành Bình Dương rồi trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cùng trường Mỹ thuật Huế và Đại học Cộng đồng Duyên Hải (Nha Trang).[1] Trong thời gian này ông cho ra mắt những tác phẩm như tượng Quan Thế Âm tại chùa Liễu Quán, Huế; tượngPhật Thích Ca cao 4,5 m tại chùa Huệ Nghiêm, Phú Lâm; tượng Lê Văn Đệ ở sân trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn; và tượng Phan Thanh Giản cao 3 m. Bức tượng sau cùng này sau năm 1975 đã bị phá hủy. Tượng Lê Văn Đệ cũng không còn nữa.

Năm 1975 ông rời Việt Nam tỵ nạn sang Úc và định cư tại Melbourne. Ông tiếp tục sáng tác và được mời giảng dạy khoa kiến trúc tại trường Đại học RMIT ở Melbourne.

Họa sĩ Lê Thành Nhơn sống giữa Paris vẽ về Việt Nam. Một số tác phẩm hội họa và điêu khắc của ông nay được trưng bày ở Đại học Monash tại Melbourne, Viện Bảo tàng Quốc gia Úc tại Canberra và Viện Bảo tàng Di dân tiểu bang Victoria. Nổi tiếng nhất trong những điêu khắc của ông là tượng chân dung nhà chí sĩ Phan Bội Châu bằng đồng cao 3,5 m ở Huế.

Họa sĩ Lê Văn Đệ

Lê Văn Đệ (1906-1966) là một họa sĩ Việt Nam. Ông là thủ khoa khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 và cũng là Giám đốc đầu tiên của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1954-1966). Ông là người chịu trách nhiệm trang trí cho lễ đài tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.


Lê Văn Đệ
Tên khai sinh Lê Văn Đệ
Nghệ danh Celso-Léon Lê văn Đệ
Sinh 24 tháng 81906
Mỏ CàyBến Tre
Mất 16 tháng 3, 1966 (59 tuổi)
Sài Gòn
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, École Nationale Supérieure des Beaux Arts (Pháp)
Trào lưu Tân cổ điển
Tác phẩm Bà thầy bói, Trên sân ga Montparnasse, Thiếu nữ điểm trang, Trong gia đình, Thánh mẫu nhân từ, Thánh nữ Madeleine dưới chân thánh giá, Thiếu nữ ngủ ngày
Giải thưởng Giải nhì Hội họa của Hội Nghệ sĩ quốc gia Pháp 1933
Giải nhất Hội họa Triển lãm Báo chí Công giáo Thế giới 1936

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Lê Văn Đệ sinh ngày 24 tháng 8 năm 1906, tại Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình khá giả. Cha của ông là ông Lê Quang Hòe, cai tổng Minh Đạt, hàm Tri huyện, xuất thân là một nhà nho và là một nhà Đông y có tiếng. Lê Văn Đệ là người con thứ 10 trong gia đình 13 anh chị em.

Xuất thân từ gia đình Nho giáo, ông được thừa hưởng một nền giáo dục chu đáo [cần dẫn nguồn]. Lúc nhỏ, ông học trường tiểu họcở quê nhà. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, do điều kiện gia đình, ông được cho lên Sài Gòn, theo học tại trường Trung học Lasan Taberd.

Bước vào sự nghiệp hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Ông ham thích nghệ thuật hội họa từ nhỏ. Thời học trung học, ông đã được bạn bè ngợi ca về tài vẽ nhanh và đẹp. Mỗi ngày sau khi tan học, ông đến học vẽ với họa sĩ Huỳnh Đình Tựu.

Sau khi đậu bằng Cao đẳng Sơ học (Brevet Élementaire), gia đình khuyến khích ông ra Hà Nội học trường Luật hoặc trường Thuốc như phong trào thời bấy giờ, tuy nhiên ông thể hiện ý nguyện theo học ngành Mỹ thuật. Năm 1925, ông thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux Arts de l’Indochine) tại Hà Nội và là một trong số 8 học sinh nhập học khóa đầu tiên của trường.[1]

Trong những năm theo học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông luôn được xếp vào hạng sinh viên xuất sắc của trường. Năm 1930, ông tốt nghiệp thủ khoa. Sở trường của ông là tranh lụatranh sơn dầu và bích họa với khuynh hướng tân cổ điển[cần dẫn nguồn]

Vinh danh ở nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1931, ông nhận được học bổng của hội SAMPIC[2] sang Pháp theo học trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Pháp (École Nationale Supérieure des Beaux Arts) tại Paris, dưới sự hướng dẫn của giáo sư J.Pierre Laurence về vẽ tranh sơn dầu. Trong thời gian học tại Paris, nhiều tác phẩm của ông đã gây được sự chú ý trong giới nghệ thuật. Năm 1933, ông đoạt được giải nhì cho hội họa do Hội Nghệ sĩ quốc gia Pháp tổ chức với 3 tác phẩm Bà thầy bói, Trên sân ga Montparnasse, Thiếu nữ điểm trang. Tranh ông được chọn triển lãm tại phòng số 1 – một gian phòng dành cho những tài năng xuất sắc chọn từ 5.000 họa sĩ các nước. Có hơn 40 tờ báo Pháp lúc bấy giờ đã đề cập đến tác phẩm của ông (theo Đông Dương tuần báo). Trong cuộc triển lãm Nghệ sĩ quốc gia Pháp năm 1934, Bộ Văn hóa Pháp đã chọn mua ngay một bức tranh “Trong gia đình” của ông để treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Luxembourg.

Với thành tích này, ông được nhận tiếp một học bổng đi tu nghiệp thêm về hội họa tại Roma (Ý) và Athena (Hy Lạp). Năm 1936, ông được Giám mục Celso-Costantins, Thư ký Bộ Truyền giáo Vatican rửa tội với tên thánh Celso-Léon Lê văn Đệ. Cũng trong năm này, tại cuộc Triển lãm Báo chí Công giáo Thế giới (World Catholic Press Exhibition) được tổ chức tại Rome, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của 30 quốc gia trên thế giới, cùng với danh họa Bouleau (Pháp), tác phẩm của Lê Văn Đệ được tặng giải nhất (1st prize). Hai bức bích họa (fresco) tựa là Thánh mẫu nhân từ (Mater amabilis) và Thánh nữ Madeleine dưới chân thánh giá được đưa vào lưu trữ viện Bảo tàng Vatican. Ông đượcTòa Thánh La Mã bổ làm họa sĩ cho Tòa Thánh và được mời phụ trách một nhóm 11 kỹ sư và 20 họa sĩ làm nhiệm vụ vẽ, chạm trổ, trang hoàng trong điện Vatican. Công trình do ông chỉ đạo thực hiện đã được báo chí Ý và nhiều nước đánh giá cao.

Góp sức với nền hội họa nước nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938, ông trở về nước, vừa sáng tác vừa tiếp tục nghiên cứu hội họa dân tộc và các nền hội họa phương Đông. Bức tranh “Thiếu nữ ngủ ngày” của ông là một tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ [cần dẫn nguồn].

Năm 1942, ông quy tụ các họa sĩ tài danh lúc bấy giờ, lập ra nhóm Nghệ thuật An Nam (F.A.R.T.A – Foyer de l’Art Annamites), tổ chức nhiều triển lãm gây tiếng vang lớn, với những tác phẩm đi vào lòng người như: bức tranh lụa “Rèm thưa”, “Mẫu Tử”… tại Hội chợ Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế lần I ở vườn Tao Đàn Sài Gòn. Nhiều họa sĩ đàn em của ông cũng sinh hoạt tại đây như Nguyễn Gia TríTô Ngọc VânTrần Văn Cẩn.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ông về Sài Gòn sinh hoạt với Trung tâm Nghệ thuật Việt Nam, mà tiền thân chính là Nhóm Nghệ thuật An Nam do ông sáng lập. Ông cũng là người vẽ lại cờ vàng ba sọc đỏ trình lên quốc trưởng Bảo Đại để chọn trong mấy mẫu cờ làm quốc kỳ Quốc gia Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Lá cờ này được chính phủ Nguyễn Văn Xuâncông bố ngày 2 tháng 6 năm 1948.

Sự nghiệp đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Với sự thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1954, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa bổ làm giám đốc trường cho đến năm 1966 khi ông mất. Trường này đã đào tạo nhiều họa sĩ danh tiếng ở Miền Nam như Lê Thành Nhơn và Đỗ Quang Em.

Ông qua đời ngày 16 tháng 3 năm 1966 tại Sài Gòn. Để vinh danh và tưởng nhớ đóng góp của ông, năm 1973, trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cho dựng bức tượng chân dung đặt ở sân trường do điêu khắc gia Lê Thành Nhơn thực hiện. Sau năm 1975, bức tượng đã bị dỡ đi, tuy nhiên vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.

Họa sĩ Lê Văn Miến

Lê Văn Miến (hay Lê Miến) (1874 – 1943) sinh ngày 13.03.1874 tại Vinh. Ông được triều đình Huế gửi sang học tại trường Thuộc địa Paris vào năm 1889. Từ năm 1890 tới 1894, trong khi là học sinh trường Thuộc địa, ông được nhận vào học vẽ tại xưởng của danh hoạ Pháp Jean-Léon Gérôme – giáo sư trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux-Arts de Paris). Lê Văn Miến được Jean-Léon Gérôme và trường Mỹ thuật Paris đề nghi Bộ Giáo dục công, Mỹ thuật và Tín ngưỡng cho phép tham gia thi giành giải thưởng La Mã (Prix de Rome), nhưng không được chấp thuận vì không có quốc tịch Pháp.


Lê Văn Miến (hay Lê Miến) (1874 – 1943) sinh ngày 13.03.1874 tại Vinh. Ông được triều đình Huế gửi sang học tại trường Thuộc địa Paris vào năm 1889. Từ năm 1890 tới 1894, trong khi là học sinh trường Thuộc địa, ông được nhận vào học vẽ tại xưởng của danh hoạ Pháp Jean-Léon Gérôme – giáo sư trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux-Arts de Paris). Lê Văn Miến được Jean-Léon Gérôme và trường Mỹ thuật Paris đề nghi Bộ Giáo dục công, Mỹ thuật và Tín ngưỡng cho phép tham gia thi giành giải thưởng La Mã (Prix de Rome), nhưng không được chấp thuận vì không có quốc tịch Pháp.

Năm 1895 Lê Văn Miến về nước, làm việc tại nhà in Schneider tại Hà Nội, sau đó dạy học ở Vinh. Năm 1913 Lê Văn Miến được bổ nhiệm làm trợ giáo và được phong hàm “Hàn lâm viện thị giảng” trường Hậu Bổ, đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó đốc giáo và năm 1919 được làm Đốc giáo. Năm 1921 Lê Văn Miến được cử làm Tế tửu Quốc Tử Giám và giữ chức vụ này đến lúc về hưu (1929).

Lê Văn Miến có thể là người Việt Nam đầu tiên đã du nhập kỹ thuật vẽ sơn dầu châu Âu vào Việt Nam.[1]

Hiện nay số tác phẩm được xác định là do Lê Văn Miến sáng tác còn rất ít. Đó là 2 bức sơn dầu, bị hư hỏng nặng, vẽ chân dung cụ Tú Mền và chân dung cụ Lê Hy, và hai bức màu nước vẽ chân dung cụ ông và cụ bà Nguyễn Khoa Luận. Một bức sơn dầu khác, có tên “Bình văn“, hiện được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và cũng bị hư hỏng nặng, được cho là một tác phẩm vẽ chưa xong của Lê Văn Miến.

Họa sĩ Lương Xuân Nhị

Lương Xuân Nhị (10/4/1914-2006) là giáo sư, nhà giáo nhân dân và họa sĩ Việt Nam nổi tiếng với những bức chân dung thiếu nữ và phong cảnh, sinh hoạt mang vẻ đẹp bình dị, đằm thắm của tâm hồn Việt.


Lương Xuân Nhị

Chân dung họa sĩ Lương Xuân Nhị
Sinh 1914
Hà Nội
Mất 2006
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họasơn dầu
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Thiếu phụ
Đọc tin chiến thắng
Cô gái với nón bài thơ
Giải thưởng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

Sơ lược tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên quán: Hà Nội[1] Ông học cùng các họa sĩ Nguyễn Đỗ CungLưu Văn SìnHoàng Lập Ngôn ở Trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, khoá 7 (1932-1937).

Thiếu nữ Nhật Bản, sơn dầu, 1942

Năm 1942, họa sĩ Lương Xuân Nhị đi Nhật, nhiều tác phẩm của ông về thiếu nữ và phong cảnh Nhật đã được đánh giá cao về màu sắc, bút pháp.

Từ năm 1955 tới năm 1981,ông là giảng viên ở Ðại học Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm của ông được trưng bầy ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng ở ParisNew YorkTokyo và ở nhiều bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.

Phong cách[sửa | sửa mã nguồn]

Lương Xuân Nhị là một trong những họa sĩ đưa vẽ sơn dầu vào Việt Nam. Các tranh sơn dầu và lụa của ông đầy tinh thần Phương Ðông. Ông nói:

“Ta (họa sĩ Việt Nam) học theo Âu châu, cách vẽ, cách diễn tả hình khốiánh sángmàu sắc theo hiện thực trước mắt đã ăn sâu vào mình khi được đào tạo (ở Trường Mỹ thuật Đông Dương)..Nghệ thuật phương Đông lại bỏ chi tiết, chỉ diễn tả hình sắc theo cách nhìn chủ quan của người họa sĩ. Nắm bắt thần thái của cảnh và người.”

Họa sĩ Lương Xuân Nhị thích những phối sắc êm dịu phong phú của màu xanh ở chính trong thiên nhiên và đưa nó vào trong tranhPhong cảnh nông thôn, Đồi cọ.v.v.. nên đã có người gọi ông là hoạ sĩ của màu xanh. Việc ông rất thành công trong tranh thiếu nữ, chân dung thiếu phụ trẻ nên ông cũng được coi là hoạ sĩ của phái đẹp. Ông “không còn giữ được những bức đẹp nhất vẽ chân dung thiếu nữ. Ngay khi đang vẽ, đã có người này, nhóm nọ đến xem và đòi mua ngay sau khi tác phẩm đã hoàn thành.” Vì người mua “mến chuộng nét đẹp trang nhã, hồn hậu và chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam” qua nét vẽ của ông.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nghỉ chân bên bờ suối (lụa, 1936)
  • Tranh Quán nước bên đường (lụa, 1937)
  • Khóm tre bên cầu (sơn dầu, 1938).
  • Gia đình thuyền chài (lụa, 1938).
  • Cô gái với nón bài thơ (lụa, 1940).
  • Đồi cọ (sơn dầu, 1957)

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối đời, họa sĩ Lương Xuân Nhị tâm sự: “Tôi tiếp nhận tất cả, nhưng vẫn tìm một cách vẽ riêng của mình: thanh nhã và dịu dàng, tả thực, mơ màng, tươi tắn ấn tượng, huyền ảo với cái đẹp thuần Việt.”

  • Sau hơn nửa thế kỷ thành công trong lao động nghệ thuật, ông rút ra:” Phải có sự nhất mực (nhất quán) của quan niệm, ý tưởng và cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật. Không bao giờ được phép lừa dối lòng mình. Tự dối mình là đã lừa dối và xúc phạm người khác. Đã là nghệ sĩ thì phải giữ thật bền sự tôn thiêng cho nghệ thuật.”[2]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhà phê bình mỹ thuật Pháp nhận xét: “Vẻ đẹp phương Đông hiện lên lung linh trong tranh của họa sĩ Lương Xuân Nhị.”

Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận xét: “Những tác phẩm của họa sĩ Lương Xuân Nhị đứng đắn và xinh, nhẹ nhàng và rất dễ yêu.”

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay khi còn đang học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã giành các giải Bạc (1935), Vàng (1936) và Ngoại hạng-Giải thưởng danh dự (1937) của Hội khuyến khích Mỹ thuật Mỹ nghệ Đông Dương tại Triển lãm của SADEAI.

Họa sĩ Lương Xuân Nhị tham gia triển lãm mỹ thuật ở Việt Nam và ở nước ngoài từ năm 1936.

Năm 1938, tác phẩm lụa Quán nước bên đường của ông được Viện bảo tàng World Headquarters New York sưu tầm.

Ghi nhận những đóng góp của ông, năm 1990 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001) và có tên trong Từ điển Bách khoa Việt Nam.

Họa sĩ Nam Sơn

Nam Sơn hay còn gọi là Nguyễn Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), quê gốc ở Vĩnh Yên cũ, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một trong những hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên của nền hội họa đương đại. Ông đã cùng họa sĩ Tacđiơ (V. Tardieu) người Pháp đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương và trực tiếp giảng dạy với tư cách giáo sư chuyên ngành bậc 2, phụ trách môn Đồ họa và Trang trí. Ông cũng chính là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giao quản lý trường với cương vị, trọng trách là một quyền Hiệu trưởng, đó là thời kỳ từ tháng 3 năm 1945 đến cuối năm 1945; tức là giai đọan sau khi Nhật đảo chính Pháp. Trong thời gian đó, các giáo sư người Pháp hầu hết bị bắt giam hoặc buộc phải về nước; cuối năm 1945, chính quyền Việt Minh đã cho đóng cửa trường để sau đó mở lại tại chiến khu Việt Bắc với tên Trường trung học Mỹ thuật do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng.


Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (15/2/1890—26/1/1973, tức 23 tháng Chạp năm Nhâm Tý). Quê: huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (xưa là huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Yên).

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trong một gia đình dòng dõi gia thế, ông là con trai duy nhất của nhà nho Nguyễn Văn Khang (1871-1894), thư ký phủ Thống sứ Bắc kỳ; mẹ là bàNguyễn Thị Lân (1870-1951) người đã được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ “Tiết hạnh khả phong” công đức tảo tần nuôi con (chồng mất khi con mới 4 tuổi). Ông được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Vạn Thọ với hy vọng một sự “vạn an thế đức…” nhưng khi vào đời được thầy là nhà nho Phạm Như Bình tặng cho tên hiệu là Nam Sơn hàm ý một sự vững vàng và trường thọ (Thọ tỉ Nam Sơn).

Thuở nhỏ ông được người thân là các nhà nho Phạm Như BìnhNguyễn Sĩ Đức dạy chữ, dạy vẽ và dẫn đi thăm các đình, đền, chùa với sự giảng dạy cặn kẽ về văn hoá và đạo lý, do đó sớm có lòng say mê nghệ thuật dân tộc. Ông lại chịu khó tự mày mò tìm sách và tranh của Trung Quốc, của Nhật Bản để tìm hiểu hội hoạ phương Đông nên đến khi có dịp được tiếp xúc với hội hoạ phương Tây thì nhờ có nền văn hoá vững chắc đó mà đã tiếp thu được những cái hay để hoàn chỉnh một nền mỹ thuật mới cho dân tộc. Năm 10 tuổi ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học Hàng Vôi (Amiral Courbet, nay là trường Nguyễn Du –Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp tại trường Bưởi (trường Bảo hộ, lycée du Protectorat) ông vào làm việc tại Sở Tài chính Đông Dương trong thời gian này ông thường vẽ tranh minh hoạ sách giáo khoa và báo chí.

Một số mốc đáng chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1923 ông đã tham gia Đấu xảo Hà Nội với bốn bức tranh là: Nhà nho xứ Bắc, Ông già Kim Liên, Cô gái Bắc kỳ và Tĩnh vật được dư luận đánh giá là trong số những tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam mà tác giả là người vẽ giỏi.
  • Năm 1925, Ông đã cùng họa sĩ Victor Tardieu người Pháp đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương và trực tiếp giảng dạy với tư cách giáo sư chuyên ngành bậc 2, phụ trách môn Đồ họa và Trang trí. Ông đã giảng dạy từ khoá đầu đến khoá cuối, tất cả 18 khoá, tham gia đào tạo hơn 150 hoạ sĩ, nhà điêu khắc; học trò của ông có rất nhiều người thành đạt, một số người ngay sau khi tốt nghiệp đã có những tác phẩm làm thế giới hội hoạ phương Tây phải thán phục.
  • Năm 1946, ông được Bộ Quốc gia Giáo dục Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà mời vào Hội đồng cố vấn học viện Đông phương bác cổ.
  • Năm 1957, Khi Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập, ông được bầu vào Ban Chấp hành và giữ chức vụ này trong suốt thời gian 16 năm, cho đến khi qua đời (26/1/1973)
  • Năm 1998 tại triển lãm “Mùa xuân Việt Nam” ở Paris do Bộ Văn hoá – Thông tin Việt Nam và Toà thị chính Paris tổ chức để giới thiệu về sự nghiệp mỹ thuật mới Việt Nam, 3 tác phẩm của ông đã được tuyển chọn. Tiếp đó, cuốn “Voyager Magazine” xuất bản tại Paris năm 1998 giới thiệu cuộc triển lãm này đã tuyển in bức Chân dung người nông dân (1940) của ông với lời bình ghi ngay trên tác phẩm: “Chỉ cho tới ngày nay, sau bao nhiêu năm bị lãng quên, các hoạ sĩ Việt Nam đã buộc người ta phải kính trọng”. cũng trong năm 1998, tức là 25 năm sau khi Nam Sơn qua đời, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã truy tặng ông Huy chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật”.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âunhưng ảnh hưởng nhiều bởi hội hoạ Trung QuốcNhật Bản. Ngoài tranh sơn dầu, lụa, thuốc nước, mực nho… cuối đời ông dùng chì son (sanguine) là chủ yếu. Trong đời, ông đã sáng tác trên 400 tác phẩm hội họa theo nhiều thể loại, trong đó có một số có giá trị rất cao, đáng chú ý như:

  • Bức tranh ” Chợ Gạo bên sông Hồng” (Hồng Hà hữu ngạn mãi mại mễ xứ) (mực tàu trên vải, 1930, Triển lãm Hội hoạ Paris) là tác phẩm Việt Nam đầu tiên (đến nay vẫn là duy nhất) được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp[cần dẫn nguồn];
  • Bức “Chân dung mẹ tôi” (Gia từ cận tượng) là tác phẩm Việt Nam đầu tiên được giải Quốc tế về sơn dầu, huy chương bạc Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế – Paris 1932.
  • “Cò trắng và Cá vàng” (khắc gỗ 7 màu, 1929); bằng khen Rôma, 1932); Rôma Ý.
  • Bức Chân dung nhà Nho (tranh sơn dầu, 1923); là một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của Hội họa Việt Nam, cũng chính là bức tranh đã khiến họa sĩ Tacđiơ (V. Tardieu) người Pháp phải chú ý và thay đổi quan điểm nhìn nhận đối với các họa sĩ Việt Nam dẫn đến việc ông ở lại Việt Nam để thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
  • “Chân dung cụ Sùng ấm Tường” (tranh phấn tiên pastel, 1927) là bức tranh tiên phong của hội họa Việt Nam trong lĩnh vực này;
  • “Về chợ” (tranh lụa, 1927)là bức tranh tiên phong của hội họa Việt Nam trong lĩnh vực này;
  • “Thiếu nữ nông thôn” (tranh lụa) được Bộ Giáo dục và Mỹ thuật Pháp mua năm 1935.
  • Hội hoạ Trung Hoa (sách in năm 1930 bằng tiếng Pháp “La peinture chinoise”), là cuốn sách đầu tiên về mỹ thuật xuất bản ở Việt Nam;
  • “Đề cương mĩ thuật Việt Nam” (sách, bản thảo 1923, in trên tuần báo “Văn nghệ”- Hà Nội ngày 21.3.2001).

Đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1923, Nam Sơn gặp và cùng làm việc với Tacđiơ (V. Tardieu; 1870-1937), một hoạ sĩ Pháp, người đã được giải thưởng Đông Dương và được học bổng sang Việt Nam nghiên cứu mỹ thuật Đông Dương và đang thực hiện hợp đồng trang trí Viện Đại học Đông Dương. Với khát vọng xây dựng một nền hội họa Việt Nam mới, Nam Sơn đã thẳng thắn đề nghị họa sĩ Tacđiơ vận động Chính phủ Pháp thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (27.10.1924). Trong thời gian chuẩn bị, Nam Sơn được cử sang Paris (Pháp) tu nghiệp tại các trường mĩ thuật, trang trí, điêu khắc dưới sự hướng dẫn của Lôrăng (J. P. Laurens), Ôbe (F. Aubert)… tháng 10/1925, do hoạ sĩ Tacđiơ bị bệnh phải ở lại Paris nên Nam Sơn đã trở về Hà Nội cùng hoạ sĩ Joseph Inguimberty và tổ chức tuyển sinh khoá đầu tiên của trường với hơn 270 thí sinh toàn Đông Dương, mở đầu cho nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Về vai trò của người đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương của họa sĩ Nam Sơn đã bị quên lãng, thậm chí còn bị phủ nhận trong một thời gia rất dài. Mãi cho đến thời gian gần đây (2008) người ta mới biết đến rộng rãi và công nhận.

Cuốn “Paris – Hà Nội – Sài Gòn: cuộc phiêu lưu của hội hoạ hiện đại Việt Nam” do Các nhà bảo tàng Paris xuất bản năm 1998 xác nhận: “Qua những cuộc trao đổi giữa họ (Victor Tardieu và Nam Sơn), nảy ra ý kiến thành lập một trường Mỹ thuật ở Hà Nội, Nam Sơn thuyết phục Victor Tardieu tiến hành những vận động cần thiết để có thể khai giảng và điều hành nhà trường… Chính thức được thành lập do một Nghị định của Toàn quyền Merlin, trường này (Mỹ thuật Đông Dương) nói cho đúng hơn là kết quả tình bạn kỳ lạ giữa hai người (Victor Tardieu và Nam Sơn)”. Vị trí và vai trò của Nam Sơn được Toàn quyền Đông Dương xác nhận rất rõ ràng trong cuốn “Các trường Mỹ thuật Đông Dương” xuất bản ở Hà Nội năm 1937: “Ông Nam Sơn – giáo sư chuyên ngành bậc 2, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, dạy hình hoạ và trang trí”.

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi nhà ông ở khi còn sống do chính ông thiết kế mẫu hiện tại vẫn được giữ gìn nguyên vẹn tại số 68 Nguyễn Du – Hà Nội, nơi đây còn lưu giữ nhiều tác phẩm của Ông. Hàng năm, vào ngày giỗ của ông, các Họa sĩ lão làng hội họa Việt Nam vẫn thường đến đây để thắp hương tưởng nhớ.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính

Ngô Xuân Bính là giáo sư, viện sĩ người Việt tại Nga. Ông nổi danh trong rất nhiều lĩnh vực như là võ sư sáng lập môn phái võ Nhất Nam, một môn võ dân tộc phát triển mạnh ở châu Âu[1] . Ông còn là một thầy thuốc giỏi trong việc sử dụng y học dân tộc để chữa bệnh. Ông đã từng chữa cho Tổng Bí thư Lào Kaysone Phomvihane, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và nhiều nguyên thủ khác[2]. Ông được gọi là một “Kỳ nhân” khi tham gia nghiên cứu, phát triển thành công và được nhiều người biết đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, thơ, y học, võ thuật, âm nhạc [3]. Trong đó, ông đã được công nhận lập hai kỷ lục ở Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ủy ban Liên bang Nga về chăm sóc sức khỏe cộng đồng[4] và là chủ tịch Liên đoàn võ Nhất Nam ở Liên Bang Nga và châu Âu.


Ngô Xuân Bính
Sinh Ngô Xuân Bính
Nghệ An
Học vấn Giáo sư, viện sĩ
Nghề nghiệp Võ sư, thầy thuốc dân tộc, nhà thơ, họa sĩ. Ủy viên Ủy ban Liên bang Nga về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chủ tịch Liên đoàn võ Nhất Nam ở Liên Bang Nga và châu Âu.
Nổi tiếng vì Võ sư sáng lập môn phái võNhất Nam, đạt kỷ lục Việt Nam. Thầy thuốc dân tộc.
Tác phẩm nổi bật Sách võ thuật: Nhất Nam căn bản, 5 tập. Bộ sách châm cứu.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Xuân Bính sinh ngày 17 tháng 01 năm 1957 tại VinhNghệ An.[5]

Ông học tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Vinh. Ở bậc THPT, ông học lớp chuyên Toán.[5]

Ông thi vào trường Đại học Sư phạm khoa nhạc họa và Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm từ năm 1980 đến năm 1990.[5]

Từ năm 1990 – 2014 võ sư Bính là chuyên gia Võ thuật và Y tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ.[5]

Từ năm 1978, ông bắt đầu cộng tác với Sở Thể dục – Thể thao và Tổng cục Thể dục – Thể thao về nghiên cứu võ thuật Việt Nam. Nhận các chuyên đề từ Tổng cục Thể dục – Thể thao về lịch sử văn học, võ học Việt Nam và trò chơi thể dục thể thao dân gian[6]

Năm 1980, ông nhận chữa bệnh cho một số nhà lãnh đạo, được Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ cho phép khám và chữa cho Tổng Bí thư Lào.[2]

Hiện nay, ông làm việc chủ yếu tại Liên bang Nga và huấn luyện võ thuật cho các võ đường môn phái Nhất Nam tại Việt Nam[7].

Các nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nghiên cứu, tham gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hầu hết đều thành danh với những công trình hoặc tác phẩm nổi tiếng[8].

Võ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sách võ thuật Nhất Nam căn bản gồm 5 tập. Trong đó tập I và II, được viết khi ông 20 tuổi, đã đạt giải nhất tại Triển lãm sách Thể dục thể thao Quốc tế ở Ba Lan năm 1985[9].

Y học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 22 tháng 11 năm 2014, chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 29 đã xác lập kỷ lục: “Bộ sách châm cứu nhiều trang nhất” do Ngô Xuân Bính biên soạn[10].

Hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Ngô Xuân Bính chuyên vẽ tranh sơn dầu. Ông đã triển lãm 3 lần ở Minxcơ, 3 triển lãm cá nhân ở Matxcơva và 2 triển lãm cá nhân ở Việt Nam.[11] Năm 2006, ông đạt giải ARTIADA – Giải xuất sắc của Triển lãm Nghệ thuật tại Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcơva.[12]

Năm 2008, ông đạt giải xuất sắc và được bình chọn là một trong 10 hiện tượng hội họa trong tháng tại Triển lãm quốc tế lần thứ 2 ở Matxcơva[12][13]

Văn, thơ và âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Bính đã viết 7 tập thơ với khoảng hàng nghìn bài về nhiều thể loại[14]

Ngày 24 tháng 1 năm 2015, đêm thơ nhạc “Ân khúc-Giao hòa” của Ngô Xuân Bính đã được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tại đêm nhạc, có nhiều nghệ sĩ hàng đầu của ca nhạc Việt như Trọng Tấn, Anh Thơ, Tùng Dương… Họ biểu diễn những tác phẩm âm nhạc do 10 nhạc sĩ lớn của Việt Nam phổ nhạc trên lời thơ của Ngô Xuân Bính[15].

Cũng tại đêm nhạc, ông đã được xác lập kỷ lục “Tập thơ dài nhất Việt Nam” do Ngô Xuân Bính sáng tác[2]

Một số bài nổi tiếng như Đêm thanh lắng, Huế một lần gặp, Nỗi nhớ quê, Nếp hương, Mùa thu vàng lao xao, Thả thuyền bến Mơ, Hà Nội trong tôi, Tượng nhà mồ…[16]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh hiệu “Giáo sư y học dân tộc” do Hiệp hội Y học dân tộc Nga (RANM) trao[17].
  • Hàm Viện sĩ, do Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên châu Âu phong[18]
  • Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga (RAI)[19][20]
  • Huân chương “Nicholai Peregov”[fact] vì những đóng góp cho nền y học thế giới do Liên hợp quốc trao.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường

Nguyễn Cát Tường (1912 – 1946 ở Sơn Tây [1]) bút danh là Lemur Cát Tường (nghĩa tiếng Hán: Cát Tường là điềm lành và tiếng Pháp: le mur là bức tường), là một hoạ sĩ Việt Nam.


Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1928, Cát Tường trúng tuyển vào khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1933 .

Những cải tiến cho áo dài[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài đã “biến thiên”, được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Do học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Cát Tường cùng với nhóm Tự Lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Ông đề ra phương châm: “Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước”.

“Le Mur” là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen…, đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, khi họa sĩLê Phổ cải tiến kiểu áo dài “Le Mur” theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo “Le Mur” của Cát Tường dần không còn phổ biến như trước [2][3].

Mất tích[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1946, tình hình ở Hà Nội rối ren khi quân Pháp đang trở lại miền Bắc Việt Nam. Cả nước trên đà thực hiện kháng chiến, dân Hà Nội được lệnh tản cư. Gia đình Cát Tường dời về làng Tràng Cát, tỉnh Hà Ðông.

Ngày 17 tháng 12 năm 1946, Cát Tường trở về nhà để lấy thuốc men, quần áo cho các con và người vợ sắp tới ngày sinh. Ông đã bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích .

Họa sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nguyễn Đình Phúc (20 tháng 8 năm 1919 – 28 tháng 5 năm 2001) là một nhạc sĩ, hoạ sĩ và nhà thơ Việt Nam. Ông nổi tiếng với những ca khúc Cô lái đò, Lời du tử (trước 1945), Chiến sĩ Sông Lô, Quân tiên phong, Bình ca, Tiếng đàn bầu… Ông còn có bút danh Nguyễn Thơ.


Nguyễn Đình Phúc
Nguyen Dinh Phuc.jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Nguyễn Đình Phúc
Sinh 20 tháng 8, 1919
Hà Tây
Mất 28 tháng 5, 2001 (81 tuổi)
Hà Nội
Thể loại Nhạc tiền chiếnnhạc đỏ
Nghề nghiệp Nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ
Ca khúc tiêu biểu Cô lái đò, Chiến sĩ Sông Lô,Tiếng đàn bầu

Nguyễn Đình Phúc (20 tháng 8 năm 1919 – 28 tháng 5 năm 2001) là một nhạc sĩ, hoạ sĩ và nhà thơ Việt Nam. Ông nổi tiếng với những ca khúc Cô lái đò, Lời du tử (trước 1945), Chiến sĩ Sông Lô, Quân tiên phong, Bình ca, Tiếng đàn bầu… Ông còn có bút danh Nguyễn Thơ.

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 20 tháng 8 năm 1919 tại huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. Từ nhỏ, ông theo gia đình về sống ở Hà Nội, ông học trường tiểu học Hàng Vôi, sau học trung học Thăng Long, rồi học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Khởi đầu học hội hoạ nhưng do say mê âm nhạc nên ông đã cùng lúc theo học đàn với nhạc sĩ người Nga lưu vong Sibirev. Học ở trường hoạ ít lâu thì ông bị đuổi khỏi trường do chống lại thầy giáo người Pháp xúc phạm dân An Nam.

Năm 1942, ông sáng tác ca khúc đầu tay Cô lái đò (phổ thơ Nguyễn Bính). Năm 1943, tại phòng triển lãm Đông Dương ở Hà Nội, ông đã đoạt giải nhất với bức tranh Chú bé thổi sáo và đã dùng số tiền thưởng để đi du lịch xuyên Việt. Trong chuyến đi ông đã sáng tác ca khúc Lời du tử. Lời du tử sau này được tài tử Ngọc Bảo thế hiện thành công. Cô lái đò thì lại được Nghệ sĩ nhân dânTào MạtThương Huyền và các ca sĩ ở Sài Gòn như Khánh LyThái ThanhSĩ Phú… thể hiện và là một ca khúc tiền chiến nổi tiếng. (Có chuyện kể rằng ông đã sáng tác Cô lái đò và Phạm Duy sáng tác Cô hái mơ (đều phổ thơ Nguyễn Bính) chỉ trong hai vòng quanh Hồ Gươm).

Cách mạng tháng 8 thành công, ông đi theo Mặt trận Việt Minh. Thời kì kháng chiến chống Pháp, ông có những sáng tác nổi tiếngQuân tiên phong (bài hát chính thức của Đại đoàn quân tiên phong), Chiến sĩ Sông Lô, Bình Ca. Ông được cử đi tu nghiệp sáng tác tại Bulgaria. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, ông viết nhiều ca khúc, trong đó có Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), Nhớ anh giải phóng quân (với bút danh Nguyễn Thơ), Gửi anh đi đầu quân (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – 1984). Ca khúc Tiếng đàn bầuphổ thơ Lữ Giang là một ca khúc rất nổi tiếng được nghệ sĩ Kiều Hưng và sau là Trọng Tấn thể hiện thành công.

Ngoài sáng tác ca khúc, Nguyễn Đình Phúc còn sáng tác khí nhạc, nhạc phim. Ông là một trong những nhạc sĩ viết nhạc phim đầu tiên của Việt Nam. Ông đã sáng tác nhạc bộ phim tài liệu đầu tiên là Nước về Bắc Hưng Hải và bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ông còn viết nhạc trong phim hoạt hình Nàng Ngà (giải thưởng Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam) và phim Lửa trung tuyến. Lĩnh vực khí nhạc, ông có những sáng tác giao hưởng Việt Nam trên đường nở hoa, Giao hưởng số 1, Concerto cho violon, Concerto cho cello, Giao hưởng số 2 cho dàn nhạc dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập tự do… Ông là nguyên uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 3.

Nguyễn Đình Phúc còn là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là một hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung các văn nghệ sĩ Việt Nam, ông đã từng vẽ chân dung Văn CaoNguyễn Tuân,Nguyễn Công HoanNam CaoXuân DiệuTô Hoài,Vũ Trọng Phụng… tổng cộng khoảng 120 bức. Ông đã mở một triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ và in một tuyển tập gồm 80 bức tranh (do bà S. Letch, một nhà sưu tập người Mỹ, tài trợ).

Ngoài tranh và hoạ, ông còn xuất bản một số tập thơ như Lá hát và Thư tình không gửi. Ông còn nghiên cứu về văn hoá truyền thống của các dân tộc miền núi và văn hoá Lào,Campuchia. Ông đã xuất bản một số sách như Sổ tay Văn nghệ, Vài nét về văn nghệ truyền thống Campuchia: Ca – Múa – Nhạc… hay cuốn sách Tiếng nói của bàn tay (nghiên cứu về xem bàn tay).

Ông mất ngày 28 tháng 5 năm 2001, thọ 82 tuổi.

Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 22 tháng 9 năm 1977) là một họa sĩ của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Hiện nay, ông được mệnh danh là “Người con của Hà Nội”.


Nguyễn Đỗ Cung
Ngyen Do Cung.jpg

Chân dung của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Sinh Nguyễn Đỗ Cung
Từ LiêmHà Nội
Mất Hà Nội
Nguyên nhân mất Bệnh tật nặng
Nơi an nghỉ Hà Tây
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm),Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1929 – 34. Ông tìm kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh hướng lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Ông ham mê sáng tác nên sớm có danh khoảng 1935-1937 với nhiều minh họa độc đáo trên Phong hóaNgày nay, nhất là Trung Bắc chủ nhật, hiện nay vẫn còn rất nhiều bộ sưu tập tranh của ông.

Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã có mặt một cách nhanh chóng trong những ngày Hà Nội chào mừng ngày lễ độc lập – tự do.

Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở nhiều lớp đào tạo nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung và để lại nhiều tác phẩm.

Sau hòa bình lập lại năm 1954, Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn nhận một cách tự hào rằng mình đã trưởng thành từ “lò Nguyễn Đỗ Cung” dựa trên thư tịch và thực tế đã hoạch định được một hệ thống trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách khoa học sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều đại TrầnNguyễn đến giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại.

Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy viên ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học- nghệ thuật Việt Nam.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Du kích La Hay tập bắn, Bột màu, 39x52cm, 1947

  • Du kích La Hay tập bắn (1947)
  • Làm kíp lựu đạn
  • Bài ca Nam tiến (1947)
  • Khai hội
  • Học hỏi lẫn nhau (1960)
  • Công nhân cơ khí (1962)
  • Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi
  • Cổng thành Huế
  • Cổng làng (bột màu)
  • Từ Hải (khắc gỗ màu)
  • Vẽ tranh bìa cho tập “Xuân thu nhã tập”.
  • Cây chuối

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Bàng Thực Dân – Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội viết:

Nguyễn Đỗ Cung vẫn không khỏi băn khoăn, day dứt trong việc chứng minh cho vị trí nền nghệ thuật cổ Việt Nam đang bị đánh giá sai lệch dưới con mắt của người Pháp. Ông không ngần ngại bút chiến với Badaxie – một học giả trường Viễn đông Bác Cổ – khi ông này có những nhận xét thiên kiến về người An Nam trong cuốn “Nghệ thuật An Nam” của mình. Những người bạn đồng tâm của Nguyễn Đỗ Cung trong ý muốn đề cao nền nghệ thuật nước nhà như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang, không khỏi xúc động khi đọc bài viết “Nhân đọc cuốn Nghệ thuật An Nam, Mỹ thuật Đại La hay mỹ thuật Lý, công bố trên báo Thanh Nghị năm 1938 của ông. Bằng những dẫn chứng cụ thể, chuẩn mực Nguyễn Đỗ Cung đã chứng minh niên đại chính xác nền nghệ thuật Lý thế kỷ 11 do chính các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo chứ không phải là “nghệ thuật Đại La” được mang lại bởi sự đô hộ của viên thái thú Cao Biền vào thế kỷ 9 như Badaxie nhận định. Sau cuộc bút chiến ấy, đến cuộc đấu tranh công khai của Nguyễn Đỗ Cung và các họa sĩ Lưu Văn Sin, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang với giám đốc trường mỹ thuật là Giông-se, người thay thế cho Vícto Tác-đi-ơ khi ông này mất vào năm 1938. Ông Cung đã buộc Giông-se phải chịu thua bằng lý luận và thực tiễn khi Giông-se tuyên bố ý định “chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải nghệ sĩ.

Nguyễn Văn Tỵ – họa sĩ Việt Nam viết:

Trong bão táp của sáng tạo nghệ thuật, trong cái phức tạp và gian khổ của công tác cách mạng, Nguyễn Đỗ Cung là một mũi thép sắc nhọn, một cây thông vút ngọn lên cao. Vô tư, liêm khiết, vì mọi người. Nguyễn Đỗ Cung vẫn giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó.[1]

Họa sĩ Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn (1929-2016), là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam. Ông là một cựu sĩ quan quân đội với quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam và từng được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba vì những đóng góp của mình.


Nguyễn Đức Toàn
Tên khai sinh Nguyễn Đức Toàn
Sinh 3 tháng 10, 1929
Hà Nội
Mất 7 tháng 10, 2016 (87 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Âm nhạc, hội họa
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Biết ơn chị Võ Thị Sáu
Hà Nội trái tim hồng
Tình em biển cả
Quê em miền trung du
Chiều trên bến cảng
Ca ngợi đời sống mới
Đào công sự
Nguyễn Viết Xuân, cả nước yêu thương
Mời anh đến thăm quê tôi
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (2000)

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.[1]

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và lúc đầu đối với ông, hội họa là niềm say mê chính.[1]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.[1]

Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng[1] cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Átrong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng). Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phương,Lúa mới và một số ca cảnh.

Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị SáuNoi gương Lý Tự TrọngBài ca Ngô MâyCa ngợi Trần Thị LýCa ngợi Nguyễn Văn Trỗi

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sựBài ca người lái xeNguyễn Viết Xuân cả nước yêu thươngKhâu áo gửi người chiến sĩ

Trong những năm 19681970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina),[2] tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ởMoskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)… Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như Bài ca xây dựngTiếng hát buổi bình minhBài ca chiến thắng

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nayTình em biển cảChiều trên bến cảngHà Nội một trái tim hồng

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật[2] cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.

Ông qua đời vào sáng ngày 7 tháng 10 năm 2016 tại Hà Nội[3].

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) là một hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ Việt Nam. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn tạo thành bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn).


Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Tên khai sinh Nguyễn Gia Trí
Sinh 1908
Chương MỹHà Tây
Mất 20 tháng 6 năm 1993
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa, sơn mài
Tác phẩm Dọc mùng
Thiếu nữ trong vườn
Vườn xuân Trung Nam Bắc

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông quê ở xã Trường Yên, huyện Chương MỹHà Tây (từ năm 2008 thuộc về Hà Nội mở rộng). Năm 1936, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Từ năm 1954, ông di cư vào Nam.

Nguyễn Gia Trí từ trần lúc 22 giờ 30 phút ngày 20 tháng 6 năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là “người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh nông thôn, sơn mài, 80x56cm, 1939

Những bức tranh đầu tiên mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực và ấn tượng châu Âu:

  • Hoàng hôn trên sông,
  • Phong cảnh Móng Cái.

Cuối thập niên 30, ông cùng Nguyễn Tường TamNguyễn Văn LuyệnKhái HưngHoàng Đạo thành lập Đại Việt Dân chính Đảng. Vì những hoạt động chính trị của mình ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt đày lên Sơn La.[1]

Vào thập niên 40 thế kỉ 20, khi chuyển sang sáng tác chuyên về chất liệu sơn mài, đã tạo ra được một phong cách riêng. Chủ đề quen thuộc là những thiếu nữ duyên dáng, nhàn tản trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Với chất son, sơn than, vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián, Nguyễn Gia Trí đã tạo cho tranh sơn mài một vẻ đẹp lộng lẫy, một chiều sâu bí ẩn, đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội hoạ này trong nền mĩ thuật Việt Nam:

  • Cảnh nông thôn (1939),
  • Thiếu nữ bên cây phù dung (1944).

Tranh ông được nhiều người Pháp sưu tập thời đó, kể cả nhiều tranh gần như chưa vẽ xong, hoặc những phác thảo có ký tên tác giả. Sau 1954 tới 1975, nhiều tranh quý của ông được nhiều người sưu tập, thường nằm trong những biệt thự sang trọng, bộ tranh sưu tập của bác sĩ Bùi Kiến Tín (chú họ nhà thơ Bùi Giáng) treo trong hãng dầu cù là Macphsu trên đường Trương Minh Giảng là một trong những bộ tranh quý.

Những năm 1960 – 1970, nghệ thuật của ông có xu hướng thiên sang trừu tượng. Tuy vậy, cuối đời ông lại trở về với thế giớilãng mạn đầy mộng mơ của những năm 40.

Bức tranh Thiếu nữ trong vườn được trình bày như vườn hoa muôn sắc màu, trong đó các cô gái đang vui đùa, chạy nhảy, giá trị hiện thực toát lên từ hình khối, động tác. Sắc vàng kim được dát trên nền trời, trên những tấm áo điểm xuyết vỏ trứng, những vệt vàng lộng lẫy trên từng đường lượn như tôn vẻ đẹp thanh tân thiếu nữ. Ở những tranh sơn mài có kích thước lớn, Nguyễn Gia Trí luôn mở rộng tầm nhìn thẩm mỹ, đặt cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy sang trọng cạnh sự giản dị mộc mạc, ý tưởng hy vọng đặt bên cạnh sự hoài niệm… Đó cũng là cách xử lý khi thể hiện mặt bên kia của tấm bình phong mang tên Phong cảnh có cách vẽ khoẻ khoắn, những mảng vỏ trứng, hình cây điển hình được viền bằng những mảng màu to rộng, nét chắc khoẻ gợi về sự gần gũi chân quê của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam.

Tấm bình phong Phong cảnh rất nổi tiếng của Nguyễn Gia Trí thường gọi là Dọc mùngsơn mài, 160x400cm, 1939

Nguyễn Gia Trí còn là một nhà biếm hoạ sắc sảo, bút danh Raitơ (Right) với những tranh châm biếm chính quyền thực dânPháp và đám quan lại phong kiến tay sai trên báo Phong hoá, báo Ngày nay. Ông là nhà đồ hoạ nổi tiếng với những tranh khắc gỗ màu mang đậm màu sắc dân gian:

  • Ai mua rươi ra mua,
  • Kẻ khó không lo ba ngày Tết

và những minh hoạ sách báo phóng khoáng đầy chất hiện thực.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí thường làm tranh không hết hợp đồng, hầu hết khách đặt tranh là những tỷ phú Nam PhiNam Mỹ. Họ đến xin ông vẽ những tranh khổ lớn và không yêu cầu về hình thức nghệ thuật, tùy ông muốn. Tranh ông bán đo bằng tấc. Ở Việt Nam các họa sĩ trong lịch sử Hội họa hiện đại có duy nhất danh họa Nguyễn Gia Trí bán tranh tính bằng độ dài và luôn phải từ chối đơn đặt hàng của khách.

Tranh sơn mài “Vườn xuân Bắc Trung Nam” của ông trong Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Họa sĩ lúc sinh thời đã có nguyện vọng giữ lại ba bức tranh: “để cho thế hệ mai sau nghiên cứu”. Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh mà Trần Lệ Xuân mua định tặng Nhật Hoàng, nhưng ông yêu cầu phải để lại trong nước. Những năm 70 của thế kỷ 20, tài chính của Nguyễn Gia Trí tới hàng nghìn cây vàng. Nhưng đến khi nhắm mắt, xuôi tay, ngoài vài tấm tranh, tài sản của ông chẳng có gì đáng kể, tất cả đã được họa sĩ dành cho nghệ thuật.

Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Quốc bảo. Vì thế, những tác phẩm của ông không được phép rời khỏi Việt Nam.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, họa sĩ Nguyễn Gia Trí được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm của ông.[2]

Câu nói[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bí quyết của nghệ thuật là không cố ý làm gì cả. Để cái mờ, giữ cái bóng. Sơn dầu khác với sơn mài là không có cái bóng.
  • “Làm và đọc nhiều thứ làm cho tán lực. Mắt nhìn và tai nghe, mỗi thứ có diệu dụng. Khổng Giáo chữa bệnh ngoài da. Phật giáo chữa bệnh trong cốt tủy. Chữ hiếu trong Đạo Phật khác Khổng. Tu cũng là hình thức báo hiếu cha mẹ, cả cha mẹ các đời trước.”
  • “Muốn có phòng tranh đi Paris, ấy là vọng. Sống với cái giả, hại gốc.”
  • “Tôi sáng tác bằng tâm linh”

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Ngọc Vân nhận định về tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí như sau: Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng. Nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí là ý tưởng tình cảm của Nguyễn Gia Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước những tác phẩm ấy người ta cảm thấy tất cả cái băn khoăn yêu muốn khoái lạc – thứ nhất là khoái lạc của Nguyễn Gia Trí.[3]

Họa sĩ Nguyễn Giang

Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Giang (định hướng). Nguyễn Giang (1910-1969), là họa sĩ và là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.


Tiểu sử sơ lược[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Giang sinh tại Hà Nội. Ông là con của nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh, và là anh cùng cha khác mẹ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ông đã từng du học ở Pháp. Khi về nước, ông chủ trương tờ Âu Tây tư tưởng và Đông Dương tạp chí. Nguyễn Giang mất năm 1969, lúc 59 tuổi.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trời xanh thẳm (thơ, Nguyễn Dương [Hà Nội] xuất bản năm 1935)
  • Danh nhân Âu Mỹ (dịch thơ Pháp, năm xuất bản: 1937)
  • Giấc mộng đêm hè (Le songe d’une nuit d’été, kịch của William Shakespeare, đăng trên báo Âu Tây tư tưởng năm 1937)
  • Mặc Biệt (Macbeth, kịch của William Shakespeare, đăng trên báo Âu Tây tư tưởng năm 1938)
  • Hâm Liệt (Hamlet, kịch của William Shakespeare, đăng trên báo Âu Tây tư tưởng năm 1938)
  • Andromaque (bị kịch năm hồi của J.Racine, đăng trên báo Âu Tây tư tưởng1939)

Quan niệm sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Đề tựa cho tập thơ Trời xanh thẳm, Nguyễn Giang cho biết quan niệm của ông về thơ cũng như họa như sau:

Trong một bức tranh, cái Đẹp chẳng phải là ở riêng một vật nào, mà là ở cái cách ta để cái vật này gần cái vật khác để cho cái hình nọ với cái hình kia nó cân đối nhau, thì trong văn thơ cái Đẹp cũng chẳng là ở một vật riêng nào, một chữ, một câu nào, mà là ở cái toàn thể cả bài thơ, ở cái cách tình cảnh tương đối và hòa hợp với nhau…

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi trích lại lời tựa trên, Hoài Thanh-Hoài Chân, viết:

…Có hiểu quan niệm đặc biệt ấy, cái quan niệm từ nghề vẽ chuyển sang nghề thơ, họa may mới hiểu được thơ Nguyễn Giang…Tôi quá nặng lòng trần tục mà lối thơ này quá thuần túy chăng?…Xem thơ tôi muốn tìm những tâm hồn, mà sao câu thơ Nguyễn Gaing ít khi tôi thấy có gì. Sự tương đối, sự hòa hợp của những tình, những cảnh trong thơ Nguyễn Giang tôi thấy tầm thường quá, không đủ rung động lòng tôi…[1]

Thơ Nguyễn Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu ba bài thơ ngắn của Nguyễn Giang, in trong tập thơ Trời xanh thẳm, xuất bản năm 1935:

Xuân
Gió xuân phơ phất thổi trong cành
Lớp lớp bên đường bóng lá xanh
Cây cỏ cười tươi hoa mũm mĩm
Học sinh qua lại áo phong phanh
Chim non ngoài nắng bay chi chít
Đàn sáo trong cây vẳng khúc tình
Bờ suối chờ ai chưa thấy lại
Nhìn cô áo đẹp bước đi nhanh.
Con đường nắng
Xào xạc đường trưa vắng bóng người
Bốn bề nắng hạ phẳng bằng soi
Lơ thơ dưới núi hàng thông cõi
Trắng xóa bên trời tảng đá vôi
Một bước ngạt ngào trăm thức cỏ
Trước sau thăm thẳm một màu trời
Dừng chân ngắm cảnh bên bờ đá
Kìa cánh hoa vàng tưởng nhớ ai.[2]
MẹSt Cirq Lapopie

Chiều hôm đàn quạ lượn bên sông

Chi chít cành cao tiếng não nùng

Non biếc rừng thưa thu lạnh lẽo

Sông chiều một dải tối mênh mông

Ngắm chim rộn rã trăm âu yếm

Nhớ mẹ ngày đêm một tấm lòng

Xã hội còn mong khi rạng mặt

Mà cơn thơ thẩn đứng nhìn trông

Họa sỹ Nguyễn Hà Bắc

Nguyễn Hà Bắc (sinh 1957) là một đạo diễn phim hoạt hình, họa sĩ, nghệ sĩ nhân dân Việt Nam.[1]


NGHỆ SỸ NHÂN DÂN NGUYỄN HÀ BẮC

NSND NGUYỄN HÀ BẮC

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh tại Hà Nội, Nguyễn Hà Bắc học vẽ từ nhỏ và đã tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp và đại học tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông bắt đầu sự nghiệp làm phim hoạt hình từ 1976. Nguyễn Hà Bắc cũng đã từng tu nghiệp và có bằng đạo diễn hoạt hình tại Bordeaux.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hà Bắc đã tham gia làm phim với nhiều chức danh khác nhau: họa sĩ diễn xuất, họa sĩ thiết kế tạo hình phim và đạo diễn phim. Ông đã có những thành công trong việc làm phim hoạt hình và là đạo diễn bộ phim 3D đầu tiên của Việt Nam (phim hoạt hình Giấc mơ của ếch xanh)[2]. Năm 2011, ông là đạo diễn bộ phim hoạt hình 3D về đại tướng Võ Nguyên Giáp để mừng thọ ông 100 tuổi [3][4] sau hơn hai năm dàn dựng [5]. Nguyễn Hà Bắc giành được các giải thưởng giá trị qua các Liên hoan phim quốc gia Việt Nam (1 Bông sen vàng [6], 4 Bông sen bạc [4], 1 Cánh diều vàng [7], 3 Cánh diều bạc, 4 Giải cá nhân).Third Winner ASEAN New Media Arts Competition and Exhibition, Jakarta, Indonesia, January2007. Phim của ông cũng đã tham gia nhiều các liên hoan phim hoạt hình quốc tế và có được thành công.

Nguyễn Hà Bắc từng làm giám khảo liên hoan phim hoạt hình quốc tế: Annecy 1995, Bruxelles 1996, Mumbai 2000.

Hoạ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lĩnh vực Mỹ thuật, ông có nhiều triển lãm tranh cá nhân trong nước và quốc tế: Dresden 1985, Bordeaux 1995, Bruxelles 1996, Paris 1996, 2010, Hà Nội 2004 [8], 2007, 2009 [1][9], 2010. Ông cũng tham gia nhiều triển lãm mỹ thuật quốc gia Việt Nam.

Ông là hội viên của Hội Điện ảnh Việt NamHội Mỹ thuật Việt Nam, Hội viện các hội chuyên ngành điện ảnh và mỹ thuật Hà Nội. Hiện ông làm việc tại Công ty Cổ phần Phim Giải phóng [10][11]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hà Bắc đã được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ nhân dân 2012 [10].

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông cũng là người làm nghệ thuật, nhà điêu khắc Mai Thu Vân [8]. Con gái của ông, Hà Đăng, là một người mẫu [12].

Họa sĩ Nguyễn Khang

Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Khang (định hướng). Nguyễn Khang (5 tháng 2 năm 1912 – 15 tháng 11 năm 1989), quê tại làng Yên Thái (làng Bưởi), quận Tây Hồ thành phố Hà Nội, là một hoạ sĩ Việt Nam. Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam áp dụng thành công thể loại tranh sơn mài vào nền hội họa Việt Nam. Nguyễn Khang từng là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp (1962-1974). Họa sĩ Nguyễn Khang được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000 [1].


Nguyễn Khang (họa sĩ)
Tên khai sinh Nguyễn Khang
Nghệ danh Nguyễn Khang
Sinh 5 tháng 2 năm 1912
Tây HồHà Nội
Mất 15 tháng 11 năm 1989
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động hội họatranh sơn mài

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Nguyễn Khang sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911, quê gốc ở làng Yên Thái, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Năm 19 tuổi, ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và làm việc tại Hà Nội.

Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Nguyễn Khang tham gia cách mạng. Đến toàn quốc kháng chiến năm 1946, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ lên Việt Bắc tham gia Đoàn văn hóa kháng chiến. Giai đoạn từ 1949 tới 1951, ông được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ thuật kháng chiến Liên khu X.

Từ 1951 tới 1957, Nguyễn Khang giảng dạy tại khu học xá trung ương Việt Nam ở Nam NinhTrung Quốc. Trở về nước, ông tham gia sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam và được bầu làm ủy viên ban thường vụ khóa I (năm 1957).

Năm 1959, ông được cử làm hiệu phó trường Trung cấp Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nơi ông làm Hiệu trưởng từ năm 1962 tới 1974). Năm 1974, Nguyễn Khang về hưu, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác.

Ông mất ngày 15 tháng 11 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 19 tuổi, Nguyễn Khang đỗ đầu khóa 6 (1930-1935) trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ông không chỉ là một họa sĩ vẽ giỏi mà còn là người có nhiều tìm tòi về chất liệu sáng tác mới. Điểm độc đáo trong nghệ thuật tranh sơn mài của ông là bí quyết tán nhỏ vàng bạc thành cám vàng rồi dùng rây rắc đều cám vàng lên bề nền sơn ta, sau đó mài đi. Kỹ thuật này làm cho các tác phẩm hội họa sơn mài của ông trở nên phong phú về chất liệu và màu sắc, không chỉ còn đơn điệu những màu tối trầm của chất liệu sơn mài.

Những thử nghiệm thành công đó giúp Nguyễn Khang sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo và liên tục tham gia các triển lãm ở trong nước và quốc tế, đoạt phần thưởng danh dự tại triển lãm kỹ thuật và mỹ thuật Paris 1937, bằng khen Ngoại hạng ở triển lãm Sadeai 1939 và triển lãm Duy Nhất 1943, giải thưởng triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1960 và 1962.

Năm 1939, Ban tổ chức triển lãm San Francisco (Mỹ) đã mời Nguyễn Khang tham gia hội đồng chấm giải, nhưng rất tiếc ông không tham dự được.

Tác phẩm của Nguyễn Khang cũng đã gây tiếng vang tại triển lãm mỹ thuật 12 nước xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Liên Xô.

Tác phẩm Bác Hồ về thăm bản làng ông vẽ năm 1958 đã được Nhật Bản mua và trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Fukuoka.

Nguyễn Khang là người được giao nhiệm vụ thiết kế trang trí cho các tang lễ cấp nhà nước của Việt Nam. Năm 1969, trong tang lễ Hồ Chí Minh, ông được cử làm trưởng ban trang trí quốc tang. Bức chân dung Hồ Chí Minh tại lễ quốc tang rộng 30m2 cũng do ông vẽ.

Ông còn đảm nhận các cương vị mỹ thuật quan trọng khác như trưởng ban trang trí triển lãm 25 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thiết kế trang trí đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV và V và là tác giả bìa và logo Tạp chí Cộng sản.

Năm 2000, Nguyễn Khang được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho chùm tác phẩm Đánh cá đêm trăng (năm 1943), Hòa bình và hữu nghị (năm 1958), Hành quân qua suối(năm 1962) và Gia đình mục đồng (năm 1982).

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Nguyễn Khang sáng tác không nhiều, chỉ gần 40 tác phẩm, chủ yếu khổ lớn. Nhưng các tác phẩm của ông luôn được thể hiện tinh tế, giàu tính thẩm mỹ, chan chứa tình cảm với cuộc sống và con người đất Việt.

  • Đi chợ
  • Gội đầu dưới trăng (1940)
  • Vẻ đẹp Mường (1940)
  • Bắt cá đêm trăng hay Đánh cá đêm trăng (1943)
  • Phong cảnh miền núi (1943)
  • Ông nghè vinh quy (1943)
  • Hòa bình và hữu nghị (1958)
  • Hành quân qua suối (1962)
  • Gia đình mục đồng (1982)
  • Người đẹp hoa thơm
  • Vinh quy bái tổ
  • Những người săn hổ

Họa sĩ Nguyễn Khoa Toàn

Nguyễn Khoa Toàn (1898-1965) là một họa sĩ Việt Nam, là quan triều nhà Nguyễn đồng thời là bộ trưởng của quốc gia Việt Nam dưới thời quốc trưởng Bảo Đại. Ông quê ở Vĩ Dạ, Huế dòng dõi vọng tộc. Tổ tiên ông theo chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào Thuận Hóa từ thế kỷ 16-17. Triều Minh Mệnh có Nguyễn Khoa Minh làm thượng thư Bộ Lễ. Ông tốt nghiệp trường Sư phạm năm 1923 rồi sang Pháp theo học trường Hội họa Fontainebleau. Triều vua Bảo Đại ông làm tham tri Bộ Học, sau chuyển sang làm tá lý thị lang tham tri Bộ Lại. Ông cũng có công trong sinh hoạt sơ khởi khi Gia đình Phật tử Việt Nam mới hình thành.


Tham gia Chính phủ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1948 khi vua Bảo Đại quay trở lại tham chính, ông được bổ nhiệm chức Tổng trưởng Bộ Giáo dục – Nghi lễ trong nội các của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân.

Ngày 5 tháng 8 năm 1948 Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cùng đại diện ba miền là Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí (Bắc Việt), Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng, (Trung Việt), và Trần Văn HữuLê Văn Hoạch (Nam Việt) đến vịnh Hạ Long hội họp. Dưới sự chứng kiến của cựu hoàng Bảo Đại, hai bên Việt-Pháp ký thỏa ước Hạ Long, dưới hình thức một bản “Tuyên bố chung” ngày 5-6-1948 trên chiến hạm Duguay-Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long. Nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, được tự do thực hiện nền thống nhất của mình. Về phía Việt Nam, nước Việt Nam tuyên bố sự sáp nhập vào Liên Hiệp Pháp dưới danh nghĩa một quốc gia liên kết với nước Pháp.

Sau đó ông được giao nhiệm vụ làm đại sứ Việt Nam tại Thái Lan (19511955).

Hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đoạt Giải Mỹ thuật Trang trí Paris năm 1933.

Về hội họa ông có một số tranh sơn dầuthủy họa (aquarelle) và thủy mạc (dùng mực tàu) với nhiều đề tài. Những tác phẩm L’Exode 1954, Niềm vui của Mẹ, Đêm Trung Thu, Mai Hương đều được giới hội họa tán thành.

Tranh của ông được đưa đi triển lãm tại Đông KinhNhật Bản năm 1944 và Vọng CácThái Lan năm 1953, 1955.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Nguyễn Phan Chánh (21 tháng 7 năm 1892 – 22 tháng 11 năm 1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa; Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1964-1970) khóa III. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam.


Nguyễn Phan Chánh
Tên khai sinh Nguyễn Phan Chánh
Sinh 21 tháng 7, 1892
Hà Tĩnh
Mất 22 tháng 11, 1984 (92 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Tác phẩm Chơi ô ăn quan
Tiên Dung và Chử Đồng Tử
Sau giờ trực chiến
Giải thưởng Huân chương Lao động
Huân chương Độc lập
Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử và cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang,thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế. Sau đó ở lại dạy học tại trường tiểu học Đông Ba Huế. Năm 1925, Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng học với Lê PhổLê Văn ĐệMai Trung ThứCông Văn Trung, Georges Khánh (điêu khắc). Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa”. và cũng năm nay ông bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công. Ông tốt nghiệp năm 1930.

Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Cô gái rửa rau”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”. Cũng năm này tại triển lãm Paris, Pháp một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được Giám đốcVictor Tardieu mang về Pháp giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Họa báo L’Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh này của hoạ sĩ. Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được trưng bày ở Milan (Ý) năm 1934, ở San Francisco (Mỹ) năm 1937, ở Tokyo (Nhật Bản) năm 1940. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.

Năm 1933, ông tham gia bày tranh ở Địa ốc Ngân hàng Hà Nội và triểm lãm cá nhân lần thứ nhất ở Hà Nội. Năm 1935, ông tham gia triển lãm do Hội Chấn hưng Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1938, ông tham gia triển lãm do SADEAI tổ chức lần thứ 2 tại Hà Nội, cũng năm nay ông tổ chức triểm lãm cá nhân lần thứ 2 tại Hà Nội với các tác phẩm tiêu biểu: “Đôi chim bồ câu”, “Chăn trâu trong rừng”, “Đi chợ”, “Tắm cho trâu”, “Đi lễ chùa”. Năm 1939, tại quê ông đi vẽ ảnh “Đền làng”, “Cầu ao”, “Xóm Chài”, “Hui thuyền”, “Thuyền đánh cá”, và cũng trong năm đấy Nguyễn Phan Chánh gửi sang Pháp những tranh cỡ lớn “Mùa đông đi cấy”, “Chim sổ lồng”, “Chị em đùa cá”, “Công chúa hoa dâm bụt” cùng một số tác phẩm khác.

Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa Cứu quốc của tỉnh. Trong thời gian này ông đã vẽ hình của rất nhiều các lãnh tụ và các chiến sĩ cộng sản: Nguyễn Ái QuốcLê Hồng PhongNguyễn Thị Minh KhaiTrần Phú. Trong chín năm tham gia kháng chiến, họa sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ động: “Em bé tẩm dầu”, (1946), “Phá kho bom giặc” (1947), “Lội suối”, (1949).

Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, làm giảng viên hội họa Trường Đại học Mỹ thuật trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là Đại biểu Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.

Nguyễn Phan Chánh sáng tác tác phẩm đầu tiên về đề tài kháng chiến chống Mỹ, “Sau giờ trực chiến” (1967), tiếp đó là “Trăng tỏ” (lụa, 1968), “Chiều về tắm cho con” (1969), “Trăng lu” (lụa, 1970). Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, phòng tranh mừng hoạ sĩ 80 tuổi vẫn được mở tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó bày tại 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Năm 1973, Nguyễn Phan Chánh sáng tác những tác phẩm cuối cùng về đề tài tắm: “Tiên Dung tắm”, “Tiên Dung và Chử Đồng Tử”, “Lội suối” và bức sau cùng là “Kiều tắm”. Năm 1974, ông dự triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang với tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (lụa).

Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ hoạ sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại PrahaBratislavaBudapestBucharestTháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva.

Ông mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Đóng góp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.

Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.

Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bức tranh Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz) trong cuộc bán đấu giá của Christie’s International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5, 2013 được bán với giá kỷ lục là 390.000 Mỹ kim. Vào thời điểm đó, đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật trả cho một bức tranh của họa sĩ người Việt.[1]

Các tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chơi ô ăn quan
  • Lên đồng
  • Em bé cho chim ăn
  • Rửa rau cầu ao
  • Đi cày
  • Đi cấy
  • Trốn tìm
  • Chim sổ lồng
  • Chị em đùa cá
  • Trăng tỏ
  • Trăng lu
  • Chiều về tắm cho con
  • Sau giờ trực chiến
  • Bát nước giải lao
  • Đi chống hạn
  • Đan mây
  • Bữa cơm mùa thắng lợi
  • Tiên Dung và Chử Đồng Tử
  • Người bán gạo

Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thông tin trên được sửa và gửi đăng do con gái lớn của họa sĩ là Nhà văn Nguyệt Tú nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ

Họa sĩ Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng (1923-1988) là một hoạ sĩ của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông là họa sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình họa và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng.


Nguyễn Sáng

Chân dung họa sĩ lúc trẻ
Tên khai sinh Nguyễn Sáng
Sinh 1923
Mỹ Tho
Mất 1988
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động sơn dầu và sơn mài
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công. Về thể loại chiến tranh, ông có các tác phẩm Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật.

Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa (thiếu nữ bên hoa sen), cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền (Tháp phổ minh), cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ (Pác Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa (thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh ghi lại những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật) v.v…

Hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, sơn mài, 1956 – kiệt tác của hội họa Việt Nam

Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia TríNguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàngxanhdiệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70.

Đồ họa[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. Ông chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Công dân số 1, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, con tem này càng có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội…; đánh dấu một mốc lớn đối với ngành Bưu điện nói riêng, đối với đất nước nói chung. Sau khi con tem được phát hành, ở các bưu cục trong cả nước, người mua tem thư “Cụ Hồ” rất đông. Đặc biệt ở Hà Nội đã xuất hiện “Chợ tem” tại Vườn hoa Chí Linh, người chơi tem chen nhau mua loại tem “Cụ Hồ”. Đã có những vần thơ mừng đón con tem:

Tem mang hình Bác trên mình
Tem thêm sức mạnh, thêm tình trong tem

Tem đưa thư khắp mọi miền
Phố phường, làng bản, tiền duyên, đảo mờ

Cưỡi mây, tem vượt cõi bờ
Năm châu bốn biển, chan hòa tình yêu…

Bộ tem giấy dó in hình Bác Hồ rất giá trị

Tiếp sau đó, vào năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến cực kỳ gian khổ ở núi rừng Việt Bắc, đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Nguyễn Sáng lại được giao thiết kế bộ tem thứ hai – “Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế ngồi hơi nghiêng, vẻ mặt trầm tư, sâu lắng, đĩnh đạc và đầy kiên nghị, phản ánh được phong thái của Người trong những ngày kháng chiến ở thời kỳ quyết liệt. Tem in typo trên giấy đó gồm 2 mẫu với 2 màu: nâu vàng đất và đỏ gạch mộc mạc, khiêm tốn, giản dị. Đây là bộ tem độc đáo của Việt Nam bởi được in trên giấy dó – một loại giấy được sản xuất thủ công chuyên dùng để in tranh dân gian ở miền Bắc Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành bộ tem quý hiếm đối với giới chơi tem.[1]

Đánh giá về những mẫu tem do Nguyễn Sáng thiết kế, họa sĩ Phan Kế An, Trưởng bộ môn Đồ họa – Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, người chuyên vẽ Bác Hồ đã viết: Nguyễn Sáng khi sáng tác hội họa là một tác giả có bút pháp phóng khoáng, có thể nói là tung hoành nữa, nhưng khi vẽ tem, vẽ giấy bạc lại là một nhà đồ họa vững vàng, tỉ mỉ, chính xác, biết tìm những biện pháp tối ưu, thích hợp với kỹ thuật thô sơ của thủa sơ khai… Con tem đầu tay của anh vẽ chân dung “Cụ Hồ” là con tem chững chạc, vẽ với tinh thần trách nhiệm cao, với tình cảm sâu đậm, hình ảnh Bác được mô tả đúng tinh thần, toàn thể con tem trang trọng.

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ông mất năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp[2]. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.