Nguyễn Khoa Toàn (1898-1965) là một họa sĩ Việt Nam, là quan triều nhà Nguyễn đồng thời là bộ trưởng của quốc gia Việt Nam dưới thời quốc trưởng Bảo Đại. Ông quê ở Vĩ Dạ, Huế dòng dõi vọng tộc. Tổ tiên ông theo chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào Thuận Hóa từ thế kỷ 16-17. Triều Minh Mệnh có Nguyễn Khoa Minh làm thượng thư Bộ Lễ. Ông tốt nghiệp trường Sư phạm năm 1923 rồi sang Pháp theo học trường Hội họa Fontainebleau. Triều vua Bảo Đại ông làm tham tri Bộ Học, sau chuyển sang làm tá lý thị lang tham tri Bộ Lại. Ông cũng có công trong sinh hoạt sơ khởi khi Gia đình Phật tử Việt Nam mới hình thành.
Tham gia Chính phủ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1948 khi vua Bảo Đại quay trở lại tham chính, ông được bổ nhiệm chức Tổng trưởng Bộ Giáo dục – Nghi lễ trong nội các của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân.
Ngày 5 tháng 8 năm 1948 Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cùng đại diện ba miền là Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí (Bắc Việt), Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng, (Trung Việt), và Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch (Nam Việt) đến vịnh Hạ Long hội họp. Dưới sự chứng kiến của cựu hoàng Bảo Đại, hai bên Việt-Pháp ký thỏa ước Hạ Long, dưới hình thức một bản “Tuyên bố chung” ngày 5-6-1948 trên chiến hạm Duguay-Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long. Nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, được tự do thực hiện nền thống nhất của mình. Về phía Việt Nam, nước Việt Nam tuyên bố sự sáp nhập vào Liên Hiệp Pháp dưới danh nghĩa một quốc gia liên kết với nước Pháp.
Sau đó ông được giao nhiệm vụ làm đại sứ Việt Nam tại Thái Lan (1951–1955).
Hội họa[sửa | sửa mã nguồn]
Ông đoạt Giải Mỹ thuật Trang trí Paris năm 1933.
Về hội họa ông có một số tranh sơn dầu, thủy họa (aquarelle) và thủy mạc (dùng mực tàu) với nhiều đề tài. Những tác phẩm L’Exode 1954, Niềm vui của Mẹ, Đêm Trung Thu, Mai Hương đều được giới hội họa tán thành.
Tranh của ông được đưa đi triển lãm tại Đông Kinh, Nhật Bản năm 1944 và Vọng Các, Thái Lan năm 1953, 1955.