Kim Cương Du Già Thánh Nữ – Vajrayogini
Kim Cương Du Già Thánh Nữ – Vajrayogini
5 (100%) 1 vote
Kim Cương Du Già Thánh Nữ – Vajrayogini
Kim Cương Du Già Thánh Nữ (tiếng Phạn: Vajrayogini; Tây Tạng: Dorje Naljorma Wylie), đôi khi được xem như Phật Mẫu, là bổn tôn nắm giữ hệ thống Pháp môn Vajrayogini.
Phương pháp thiền định Vajrayogini có nguồn gốc từ Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ 10 và 12. Ngài được vẽ trong thân tướng một nữ nhân 16 tuổi, toàn thân có màu đỏ, 3 mắt, tay giữ một chén sọ người đầy máu, cùng với trang phục của một Không Hành Nữ (Dakini).
Pháp khí của Ngài là cái chày kim cương, trống damaru, chuông và một lá cờ ba nhánh.
Ngài đứng trong tư thế chân phải của ngài dẫm lên ngực của một Kalaratri màu đỏ, trong khi chân trái dẫm lên trán của một Bhairava màu đen, ấn đầu hắn về phía sau chạm vào lưng ở khoảng ngang ngực.
Ngài đội một vương miện 5 sọ người và Ngài đeo một chuối vòng cổ gồm 50 đầu lâu. Ngài được miêu tả đang đứng ở trung tâm của ngọn lửa trí huệ sáng rực.
Mỗi hình ảnh Vajrayogini và mandala đều mang một ý nghĩa tâm linh:
– Màu đỏ của thân thể là biểu tượng của ánh sáng nội nhiệt Tummo.
– Một khuôn mặt biểu tượng rằng Ngài đã chứng ngộ mọi hiện tượng là một vị trong tính Không.
– Hai tay thể hiện sự chứng ngộ hai sự thật.
– Ba mắt thể hiện ngài có thể nhìn rõ quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngài nhín về tịnh độ Kechara, thể hiện sự chứng đắc tịnh độ bên trong và bên ngoài, và ngài có thể dẫn những người đi theo đến chứng đắc này.
– Con dao cong trong tay phải thể hiện năng lực của ngài trong việc cắt đứt dòng tương tực của ảo tưởng và chướng ngại cho những người đi theo và mọi chúng sinh.
– Uống máu từ cốc sọ người trong tay trái thể hiện chứng ngộ của Ngài trong tịnh quang và đại lạc.
– Trong thân tướng Vajravarahi, được biết đến với tên Heo Nái Kim Cương, ngài được miêu tả với một đầu lợn ở bên người như một đồ trang sức và trong một thân tướng khác là chính ngài mang đầu lợn. Vajrayoginī thường được liên hệ tới việc chiến thắng ngu si, bởi lợn tượng trưng với si trong Phật giáo.
tranh son dau
MÃ SP: Vajrayogini