Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông còn có một số bút danh như Tô Tử, Ái Mỹ, TNV. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.[1]


Tô Ngọc Vân

Họa sĩ trong quân ngũ
Tên khai sinh Tô Ngọc Vân
Nghệ danh Tô Tử
Sinh 1906
Hưng Yên
Mất 1954
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động sơn dầu
Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ
Hai thiếu nữ và em bé
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bức Thiếu nữ bên hoa huệ

Thiếu nữ bên hoa sen (1944)

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1908 (một vài tài liệu ghi là 1906) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, Tô Ngọc Vân bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnôm PênhBăng CốcHuế… Ông cũng là một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí. Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báoThanh Nghị.[2]

Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.[3]

Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân,Trần Văn Cẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự …ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới…. Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor WatAngkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là tiên nữ Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. TemApsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Hai thiếu nữ và em bé, sơn dầu, 101 x 78,4 cm, 1944. Tác phẩm được xếp hạng bảo vật quốc gia số 65

Trước 1945

  • Thiếu nữ bên hoa sen (1944)
  • Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)
  • Hai thiếu nữ và em bé (1944)
  • Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942)
  • Buổi trưa (1936)
  • Bên hoa (1942)

Đều là tranh sơn dầu.

Sau 1945

  • Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu)
  • Nghỉ đêm bên đồi (sơn mài – 1948)
  • Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước – 1954)
  • Hai chiến sĩ (màu nước – 1949)
  • Nghỉ chân bên đồi (1948)

Và hàng trăm ký họa kháng chiến.

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc 11/1954 tại Hà Nội
  • Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Huân chương kháng chiến hạng Nhì
  • Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
  • Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam
  • Thư khen của Bác Hồ (1952) và chiếc áo Bác Hồ tặng (1954)[4]

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy.[5]

Tại Hà Nội, tên ông được đặt cho con phố nhỏ phía Đông Bắc Hô Tây, ường Xuân Diệu vào làng Quảng Bá, tới ngã ba hồ bơi Quảng Bá, ngoặt bên trái đi tới cổng nhà nghỉ Công ty Khách sạn và Du lịch công đoàn Hà Nội. Dài 530m