Phan Kế An (sinh 1923) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, là người đầu tiên được ký họa chân dung Hồ Chí Minh và là họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng của báo Sự Thật.
Phan Kế An | |
---|---|
Chân dung họa sĩ lúc trẻ
|
|
Sinh | 1923 Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây(nay thuộc Hà Nội) |
Quốc tịch | Việt Nam |
Lĩnh vực hoạt động | Họa sĩ |
Đào tạo | Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương |
Trào lưu | Hồ Chí Minh |
Tác phẩm | Nhớ một chiều Tây Bắc, Gặt ở Việt Bắc |
Giải thưởng | Giải nhất tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (1951 – 1955 –1960) Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001) Huân chương Độc lập hạng Ba |
Tiếu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Phan Kế An sinh năm 1923 tại Sơn Tây, là con của quan Khâm sai đại thần Phan Kế Toại của Chính phủ Trần Trọng Kim (sauCách mạng Tháng Tám năm 1945, Phan Kế Toại giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một chiến sĩ cách mạng và tham gia Việt Minh cùng với các họa sĩ đàn anh tại là Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Lê Phá, Kim Đồng, Phan Thông, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng, Nguyễn Văn Thiện… Vũ khí khi cướp được của quân đội Nhật Bản cho Việt Minh được giấu tại tư dinh của cụ Phan Kế Toại [1][2]
Sáng tác nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Họa sĩ Phan Kế An thành công ở thể loại tranh sơn mài, tranh sơn dầu mà nổi tiếng nhất là bức Nhớ một chiều Tây Bắc được vẽ vào mùa đông năm 1950, khi đó ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự Thật [3], bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ – nhà thơ Đoàn Việt Bắc phổ thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc
-
- Chiều Tây Bắc trong veo ngà ngọc/Trời như cầm được ở lòng tay
- Người vẽ tranh trầm tư dáng núi
- Tuổi thanh xuân là tiếng đàn vọng lại
- Bướm vàng bay chập chờn bước hành quân
- Hoa lau trắng phất phơ triền núi áo chàm sơn cước nhạt nhòa sương
- Có ngọn khói nào đâu mà nhớ
- Em đốt cơm lam vất vít hoàng hôn
- Cối giã gạo thập thình bên suối
- Bãi ngô non xanh rợn chân trời
- Nắng cứ hừng lên trong tranh vẽ
- Đoàn quân đi bóng ngả sườn non
- Mái nhà sàn chênh vênh vách núi
- Chiều rắc vàng khảm bạc vào cây
-
-
- …Chiều Tây Bắc trong veo ngà ngọc
- Trời như cầm được ở lòng tay
- Người lính già trầm tư nỗi nhớ
- Anh thả chiều vào tranh.
-
Ngoài ra Phan Kế An còn nổi tiếng trong các thể loại tranh đả kích – châm biếm với bút danh Phan Kích và ký họa, ông là người đầu tiên được ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trường Chinh đặt nhiệm vụ vào năm 1948 [4], trong thời gian này ông đã sáng tác hơn 20 bức tranh về Bác, sau này được in lên báo Sự Thật số tháng 12 năm 1948. Hầu hết văn nghệ sĩ uy tín của nước ta thời đó như Nguyên Hồng, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Trần Lê Văn,Quang Dũng, Hoàng Cầm, Anh Thơ đều được Phan Kế An ký họa[1].
Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhớ một chiều Tây Bắc
- Những đồi cọ
- Bác Hồ làm việc lán Nà Lừa
- Hà Nội tháng 12 năm 1972
- Cánh đồng bản Bắc
- Gác chuông (trưng bày tại Bảo tàng Phương Đông – Liên Xô cũ)
- Bụi nứa miền xuôi (được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hermitage)
Phong tặng, Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
- Giải nhất tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (1951 – 1955 – 1960)
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001)
- Huân chương Độc lập hạng Ba