Cấu hình WP Rocket – tăng tốc website hiệu quả nhất 2019

Tại sao cần tăng tốc website?

Chẳng ai muốn phải chờ đợi cả. Cũng như không ai muốn click vào 1 website chạy chậm như rùa (>3s). Tốc độ website ảnh hướng lớn đến tiêu chí xếp hạng của Google mà WP Rocket là plugin rất tốt giúp bạn tăng tốc website.

Hướng dẫn cấu hình và sử dụng WP Rocket

Trước khi đi vào chi tiết thì mình giải thích một khái niệm được nhắc tới liên tục trong bài này đó là Cache.

Cache là tên gọi của bộ nhớ đệm – nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý.Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý (có sẵn xài liền không cần tốn thời gian đi lùng sục tìm kéo về).

Hay nói một cách dễ hiểu hơn Cache là các dữ liệu trong phiên làm việc trước của các ứng dụng, chương trình mà hệ điều hành lưu lại nhằm giúp việc tải data trong các phiên làm việc sau được nhanh hơn cấu hình wp rocket.

Vậy là bạn đã hiểu khá niệm Cache.

Tiếp theo bác bạn mua Plugin. Đây là Plugin có phí, các bạn không thể tìm thấy trên Wordpres.org.

cau hinh wp rocket - pricing

Giá plugin bản plus mua từ nhà triển: 2.200.000 đ

Giá plugin bản plus mua tại dpmmo: 200.000 đ

Liên hệ mua plugin theo chat box bên cạnh

Giá sử dụng trọn bộ theme, plugin từ dpmmo: 1.000.000 đ

Bộ sưu tập gồm 800 theme bản quyền từ themeforest, mythemeshop và elegant themes và hơn 1000 plugins phục vụ đầy đủ nhu cầu của bạn.

Cập nhật: Trọn đời.

Sau khi đã mua bạn tiến hành cài đặt bình thường như các plugin khác. Nếu bạn đọc tới bài này rồi thì chắc bạn đã biết cài Plugin.

Cài đặt xong các bạn click vào Setting để cấu hình.

Dashboard

Mục đầu tiên là Dashboard

cau hinh wp rocket - dashboard

Mục này thể hiện cấu hình wp rocket thông tin License Key của Plugin.

Rocket Analytics: Bạn có cho phép WP Rocket thu thập dữ liệu?

Remove all cache files: Các bạn nên dùng khi đã cấu hình xong WP Rocket.

Start Cache Preloading: Tạo cache cho trang chủ và tất cả link nội bộ.

Purge Opcache Content: Lọc Cache cũ để tránh tình trạng xảy ra lỗi khi cập WP Rocket bản mới.

Cache

Enable Caching For Mobile Device: Khuyến cáo bật lên để giúp cho website load nhanh hơn trên thiết bị di dộng.

cau hinh wp rocket- cache

Enable Caching For Logged-in WordPress Users: Chỉ khuyến cáo dùng khi bạn tạo website membership hay những website tương tự khi người dùng phải đăng nhập mới thấy được nội dung.

Cache Lifespan: Cache sẽ tự xóa trong một khoản thời gian. Mặc định của WP Rocket là 10 tiếng.

File Optimization – cấu hình wp rocket

Minify HTML: Muốn hiểu sâu hơn minify các bạn tự tra google. Nói cho dễ hiểu là nó có tác dụng nén file css, Javascript và HTML lại giúp cho website load nhanh hơn.

Combine Google Font Files: Sử dụng tính năng này sẽ làm giảm số lượng http requests. Những bạn không biết code không cần hiểu làm gì.

Remove query strings:

Minify Css Files: Cũng giống như mục HTML, mục này có tác dụng xóa khoảng trắng và comment trong file css. Bạn có thể bật mục này lên nhưng nếu thấy website chạy bị lỗi thì vào lại và bỏ chọn.

cau hinh wp rocket- file optimization

Combine Css Files: Gộp chung vào tất cả các file thành 1 để giảm số lượng http requests.

Optimize Css Delivery: Để loại bỏ render-blocking giúp tăng tốc độ load trang. Có nghĩa là trang load lúc ban đầu không cần file css.

Minify Javascript Files: Loại bỏ khoảng trắng và comment trong file Javascript.

Combining Javascript Files: Gom chung nhiều file JS lại để giảm http requests. Bạn chỉ nên chọn mục này khi website của bạn đang sử dung HTTP/2. Tương tự như những mục trên nếu trường hợp website bị lỗi cấu hình wp rocket thì bạn vào bỏ chọn mục này.

Load Javascript Deferred: Loại bỏ render-blocking file JS.

Safemode For Jquery: Đảm bảo khi load thì Jquery file sẽ được load trước.

Media

Enable For Images: Chỉ load ảnh khi người dùng kéo xuống gần ảnh. Điều này giúp làm giảm http requests giúp cho page load nhanh hơn.

Lazy load iframs and videos: Cũng tương tự như trên nhưng trường hợp này dành cho video.

cau hinh wp rocket - media

Replace Youtube iframe with preview image: Giúp giảm thời gian load nếu website bạn embed nhiều video youtube.

Disable Emoji: Nên tắt vì nên để người dùng sử dụng emoji mặc định thay vì emoj trên wordpress.org.

WordPress embed: Nên disable vì điều này giúp website khác không embed được nội dung website.

Preload

Sitemap Preloading: Sử dụng Url của sitemap để load trong trường hợp cache lifespan hết hạn. Ở phần trước mình để mặc định là 10 tiếng.

Yoast SEO XML sitemap: WP Rocket sẽ tự động dùng sitemap được tạo bởi Yoast.

cau hinh wp rocket - preload

Preload bot: Chỉ khuyến khích dùng khi bạn sử dụng Hosting tốt.

Prefetch DNS requests:

Advanced rules

Never cache URLs: Xác định bài viết, trang nào bạn không muốn cache.

Never cache cookies: Xác định người dùng không cho phép tạo cache.

cau hinh wp rocket - advanced rules

Never cache user agents: Xác định chuỗi user agents mà bạn không muốn cache.

Always purge URLs: Xác định Urls mà bạn muốn loại bỏ trong cache.

Cache query strings: Xác định query cụ thể cho để cache.

Database

Posts Cleanup: Xóa bỏ các bài viết, trang nháp. Cái này riêng mình không khuyến khích lắm vì trong quá trình viết lỡ bị mất bài thì mất thời gian lắm cấu hình wp rocket.

Comments Cleanup: Xóa spam comments.

cau hinh wp rocket - database

Transients Cleanup: Xóa bỏ dữ liệu tạm thời, thường nó sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhưng cũng có trường hợp nó vẫn còn lưu trong database nên tốt nhất bạn xóa nó đi.

Database Cleanup: Tối ưu bảng trong dữ liệu wordpress.

Automatic Cleanup: Nếu bạn muốn cleanup database thì chọn mục này nhưng lưu ý phải backup database trước khi chạy.

CDN

cau hinh wp rocket - cdn

Enable Content Delivery Network: Cho phép sử dụng CDN như (Amazon Cloudfront, MaxCDN, KeyCDN).

CDN CNAME(s): Bạn copy CDNNAME được cung cấp bởi dịch vụ CDN vào đây.

Exclude Files: Xác định bài viết, trang bạn không muốn sử dụng CDN.

ADD-Ons

Global API Key: Các bạn copy API key của Cloudflare dán vào đây.

Account Email: Email bạn dùng đăng ký Cloudflare.

Domain: Nhập domain của bạn.

cau hinh wp rocket - cloudflare

Development Mode: Chế độ cho lập trình viên. Nó sẽ tự tắt sau 3 tiếng. Nếu bạn không phải là lập trình viên thì cứ để mặc định.

Optimal Settings: Tự động cấu hình cho Cloudflare.

Relative Protocol: Chỉ nên sử dụng cho website sử dụng flexible ssl.

Tools

cau hinh wp rocket - tools

Export Settings: Xuất file cấu hình của WP Rocket cho lần sử dụng sau.

Import Settings: Nhập file cấu hình.

Rollback: Quay lại phiên bản cũ của WP Rocket nếu có lỗi khi cập nhật bản mới cấu hình wp rocket.

Vậy thôi!

Lời kết

Như vậy mình đã hướng dẫn cho các bạn cách cài đặt và cấu hình WP Rocket. Một Plugin tăng tốc cho website cực kỳ hiệu quả cấu hình wp rocket.

Chúc bạn thành công!

 

Hướng dẫn cấu hình cài đặt plugin Cache cho flatsome đạt hiệu quả tối đa

Phần hướng dẫn cấu hình plugin Cache anh em đã xem đầy trên mạng rồi. Ở đây em cũng không trình bày chi tiết các bước cấu hình plugin cache trên website Flatsome. Mục tiêu đưa ra là cấu hình hiệu quả. Đủ tính năng mà không làm hỏng khung và vỡ giao diện. Web vẫn đảm bảo nhanh và lưu Cache tốt.

Trên các trang blog về WordPress thì chắc không thiếu những review, lời khuyên có cánh dành cho các plugin lưu Cache. Điển hình, có lượt tải cao nhất chắc chắn có 4 ông plugin free. Tải cao nhất là do đặc điểm đã free mà lại còn mạnh, hỗ trợ tận răng.

  1. Wp Super Cache: Được nhiều lượt tải nhất nhì nền tảng WordPress.
  2. W3 Total Cache khủng không kém. Thường được ưa chuộng ở các bậc server, VPS nhiều hơn. Nhưng vẫn thuộc dạng tải nhiều nhất. Sẽ được hướng dẫn ở bài này
  3. Fastest Cache: Ông này free nhưng lưu cache hơi khiếp, có thể chiếm tài nguyên CPU. Cá nhân em không thích thằng này lắm.
  4. Litespeed Cache: Thằng này thường được tích hợp ở các server hosting. Nên nó được lựa chọn nhiều do nhẹ và các nhà cung cấp thường khuyến khích.
  5. WP-Rocket (mất phí): Sẽ được hướng dẫn ngay dưới đây. Ông này tối ưu toàn diện nhất nhì quả đất này. Đã dùng và “phê” đừng hỏi
  6. Swift Performance(mất phí): Ông này đẻ sau nhưng tốc độ tối ưu cực khủng không hề kém cạnh WP-Rocket

Nếu sử dụng các plugin bộ đệm (như WP Super Cache hoặc W3 Total Cache), hãy đảm bảo bạn loại trừ các trang sau khỏi bộ đệm thông qua bảng cài đặt tương ứng của chúng:

Cài đặt W3 Total Cache

Đảm bảo bạn thêm ‘mfunc’ vào tùy chọn(trông mũi tên như hình) ‘Ignored comment Stems’ trong cài đặt Minify của W3 Total Cache.

WP-Rocket

Thường thì mục bán hàng Woocommerce sẽ khiến tốc độ tải web giảm. Do vậy, sử dụng WP-Rocket giúp cho web tải nhanh hơn rất nhiều. Qnet88 cũng đang sử dụng WP-Rocket.

WooC Commerce 2.1+ hoàn toàn tương thích với WP-Rocket . Không cần cấu hình thêm. Tất cả các trang WooC Commerce được tự động phát hiện và không được lưu trữ.

Chúng tôi khuyên bạn nên tránh thu nhỏ tệp JavaScript. Để tránh bị vỡ khung, hỏng hiệu ứng trên giao diện web của bạn.
WP-Rocket là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nền tảng WordPress. Đừng tiếc 2$ mua trên chotheme. Bạn sẽ có trải nghiệm cực kỳ bất ngờ đấy. Hoặc chờ bài chia sẻ WP-Rocket trên site Qnet88 nhé.

Có thể bạn chưa biết?

Lưu cache giúp site tải nhanh hơn khi khách đã truy cập 1 lần rồi. Các mục đã tải lần trước đó sẽ không cần tải lại. Nó chỉ tải các mục thêm. Điều này giúp CPU trên hosting giảm mạnh gánh nặng công việc. Giúp web phục vụ nhiều người hơn. Và quan trọng là hoạt động trơn tru hơn.

Mình sẽ hướng dẫn các bạn tối ưu tốc độ web một cách nhanh và triệt để nhất. Ngay cả các site bán hàng Woocommerce cũng có thể đạt 92 điểm/100 tốc độ tải. Chờ mình nhé.

 

 

SEO Google: Hướng dẫn cách SEO website top Google hiệu quả 2019

Mỗi khi tôi chia sẻ về dịch vụ SEO trên youtube hay facebook, tôi luôn được rất nhiều bạn hỏi là “ Yếu tố nào là yếu tố then chốt trong cách SEO từ khóa?”

Đây thực sự là một câu hỏi khó, bởi vì sự thật là tùy vào vị trí, thị trường, thương hiệu hiện tại, chủ đề của bạn đang muốn rank top google cũng như cách bạn seo google là như thế nào?

Có người sẽ nói là on page, có người nói là content is queen, còn có một số người như tôi sẽ bảo là backlinks là yếu tố then chốt nhất. Nhưng đó chỉ là quan điểm của tôi, bởi vì căn bản là tôi là một người mạnh về link building.

>> Bạn cũng có thể tham khảo cách tôi xây dựng backlinks chất lượng để rank top từ “dịch vụ seo” .

Nhưng như tôi nói, tùy mỗi người sẽ cho bạn một đáp án khác nhau và để tôi có thể cho bạn một cái nhìn tổng quát về những yếu tố mà google đánh giá cao, tôi cần một tập hợp dữ liệu lớn để có thể đưa ra kết luận.

May mắn thay, khi tôi làm research trên google tôi tìm thấy một số bài case study về việc phân tích hơn 1 triệu trang web trên google để cho bạn một bức tranh khái quát google đang tìm kiếm điều gì trên website của bạn.

Seo google là gì

Seo google là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bao gồm một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang top kết quả của các công cụ tìm kiếm của google.

Sau đây tôi sẽ tổng hợp lại ý của các nghiên cứu và kết quả, cũng như hướng dẫn cách SEO lên top Google nhanh một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.

10 kết quả được nghiên cứu từ hàng triệu website được SEO Google top 1

  1. Backlinks rất quan trọng. Trung bình cứ 2 vị trí đầu của google sẽ chiếm  38% tổng backlinks trên trang nhất google
  2. Trung bình, vị trí càng gần top 1 thì càng có nhiều links từ nhiều website (domain) khác trỏ về (Reffering domain càng cao). Website rank top 1 google trung bình có khoảng 168% reffering domain  hơn những web rank top 5
  3. Xuyên suốt các website ở trang 1 thường có tỉ lệ backlink / domain là 37 : 1. Điều này có nghĩa là mỗi website ở trang 1 google có 37 backlinks ở các trang khác nhau từ một domain.
  4. Content dài có xu hướng rank cao hơn những content khác trên google. Trung bình những website ở trang 1 google có khoảng 1,890 chữ ( 1,890 chữ đầy đủ nhé)
  5. Những trang web rank top thường có title (tiêu đề) ngắn, và con số đẹp nhất thường là 8 chữ
  6. Những trang top google thường có URL ngắn hơn, với top 1 URL trung bình có 59 chữ
  7. Website có HTTPS ảnh hưởng rất tích cực tới việc top, với tỉ lệ khoảng 33% url ở top 1,2 hoặc 3  đều có HTTPS
  8. Website có cá từ khóa cần seo trong url thường có vị trí cao hơn trong google
  9. Outbound link (link ngoài) ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng từ khóa của bạn

Hướng dẫn chi tiết cách SEO từ khoá hiệu quả lên top 1 Google

Seo từ khóa là gì

SEO từ khóa là một thủ thuật bao gồm nhiều công đoạn với mục tiêu cuối cùng là đưa các từ khóa lên “top” các công cụ tìm kiếm. Đây là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một công cụ tìm kiếm nào.

Có rất nhiều thứ cần đề cập tới ở mỗi kết quả được đề cập ở trên, nên tôi sẽ đi chi tiết và giải thích cặn kẽ từng điều một. Trước khi vào vấn đề thì tôi cũng sẽ nói sơ qua cách thức tôi thu thập và phân tích dữ liệu:

Có khoảng 100,000 từ khóa được chọn một cách ngẫu nhiên để đưa vào nghiên cứu, mỗi từ khóa đều có lượng search hằng tháng ít nhất là 100.

Từ những từ khóa này, top 10 website ở trang 1 google được lấy ra và phân tích nên có khoảng 1,000,000 URL được phân tích. Ở mỗi Url, tôi phân tích từng HTML của domain, backlinks và SERP snippet của từng website.

Càng nhiều backlinks = Ranking càng cao

Nếu như bạn coi qua những video, bài viết chia sẻ của tôi về seo hay thực hiện áp dụng, bạn cũng có thể nhận ra một điều tôi là một fan hâm mộ lớn của backlink, từ cách lấy backlinks social media để rank top google maptự động hóa backlinks , backlinks vô hạn từ google rồi tới PBN (và cũng có nhiều thứ khác mà tôi sẽ chia sẻ với bạn trong thời gian sắp tới).

Như trong dữ liệu( bài viết) cho thấy thì một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng tới ranking trên google là chiến lược backlinks và điều này tôi hoàn toàn đồng ý dựa trên kinh nghiệm của tôi khi làm seo từ khóa.

seo backlink top google
Bảng thống kê trang web theo xếp hạng và Backlinks

Biểu đồ cho bạn thấy rằng, một website khi có càng nhiều links được trỏ tới thường có xu hướng seo top google. (À, tất nhiên tôi đang nói ở đây là bạn phải đi ít nhất là những backlinks tốt nhé, chứ không phải đi nhiều link không tốt rồi sau đó không thấy lên top lại nói bài viết của tôi chỉ để câu view thì tội cho tôi quá….).

Một trong những điều tôi nghe được trong giới seo google đó là “ cứ viết bài viết chuẩn SEO hay vào rồi bạn sẽ lên top một cách tự nhiên thôi”, nhưng như bạn đã thấy rồi ấy, bài viết hay là chưa đủ!

Kết luận ngắn gọn thì: Nếu như bạn không có backlinks, bạn khó mà có thể rank top được.

Hãy nhớ rằng “Trung bình cứ 2 vị trí đầu của google sẽ chiếm  38% tổng backlinks trên trang nhất google”

Bạn sẽ làm gì ?

Về trang web, tổng hợp lại những content mà bạn muốn rank lại không được top, sau đó có thể coi qua loạt video của tôi về link building để có thể giúp bạn có được kết quả tốt hơn!

Nếu đó là những bài viết tin tức và bạn thấy sẽ tốn thời gian để tạo backlinks, không vấn đề gì! Bạn có thể coi qua bộ video tự động hóa backlinks giúp bạn có thể rank top google chỉ trong vài ngày ở những bài viết ấy

Lấy backlinks từ các domain khác nhau rất quan trọng trong việc SEO google

Chúng ta đều biết rằng backlinks tới content là quan trọng nhưng chúng ta lại không biết rõ sự khác biệt của việc lấy backlinks từ cùng 1 domain với lấy backlinks từ nhiều domains khác nhau mang lại kết quả gì?

Dưới đây là biểu đồ biểu hiện tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn backlinks của bạn

top seo linking domain trên google
Bảng thống kê trang web theo xếp hạng và Linking domains
seo top google trang web
Bảng thống kê web dựa theo xếp hạng và Reffering domains

Và thực chất thì website có vị trí thứ 1 thường có link từ domain khác nhau cao hơn 168% so với vị trí top 5

seo top trang nhất google
Biểu đồ lượng Linking domains ở trang nhất của Google

Điều này càng được nhận thấy rõ hơn khi bạn nhìn những trang top 1 của google có khoảng 23%  link domain trên tổng 100% link domain của 10 website trang 1 google.

Nhiều backlinks tới website là một điều tốt nhưng nhiều backlinks tới từ nhiều domain khác nhau thực sự giúp bạn cải thiện vượt bậc kết quả tìm kiếm.

Để cho bạn có thể thấy được tỉ lệ hoàn hảo của việc này (Cho những bạn thường di forum và blog comment) và vận dụng nó ngay sau khi đọc xong bài viết, tôi cũng phân tích kĩ tỉ lệ backlinks với domains của dữ liệu tôi thu thập được

tỉ lệ backlinks domains
Bảng thống kê website dựa trên tỉ lệ Backlinks trên domains và xếp hạng

Như bạn có thể thấy trên biểu đồ, tỉ lệ trung bình bạn có thể kết luận ra là 1 domain cho bạn 37 backlinks ( có 37 backlinks từ 1 domain) thì sẽ là một con số tuyệt vời! Tôi hi vọng điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới những bạn đi link forum, link profile và cho bạn một kết quả tốt hơn cũng như nhanh chóng hơn

Bạn nên làm gì?

Dùng những tools như Ahrefs để phân tích các đối thủ top của bạn về từ khóa, sau đó list ra các link mà bạn có thể lấy được từ đó rồi dùng tỉ lệ 37 : 1 ( 37 links : 1 domain) nếu có thể để khiến cho bạn có kết quả tốt hơn, cũng như bạn có thể coi qua list video về linkbuilding của tôi để tăng sự đa dạng hóa.

Những content dài và tập trung về một chủ đề chính thường có thứ hạng cao hơn những bài ngắn

Những bài viết content dài có hiệu quả hơn những bài post 200 chữ ?

Và Dưới đây là kết quả nghiên cứu của tôi

Tôi phát hiện thấy rằng những trang có content dài hơn thường rank cao hơn những trang bài viết ngắn

seo content top google
Bảng thống kê website dựa trên lượng chữ trong bài viết và thứ hạng

Và sự thực là, sau khi tổng kết được từ dữ liệu, tôi nhận thấy rằng số lượng chữ trung bình của những kết quả top là 1,890 chữ

Có lẽ bởi sự thật là những content dài hơn có khả năng cao sẽ được chia sẻ nhiều hơn ( Một nghiên cứu cho thấy rằng những content trên 3000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất, bạn có thể coi qua bài viết tiếng anh tại đây).

Một giả thuyết khác cho rằng,  những bài viết content dài có khả năng làm cho google hiểu trang web bạn kĩ càng hơn. Thêm vào đó, những bài viết dài cũng chứng minh cho thấy rằng tác giả bài viết rất quan tâm tới đăng tải những bài viết chất lượng cho người dùng.

Bạn phải làm gì?

Nếu được, những bài viết về seo từ khóa cung cấp thông tin như : “ cách trị mụn” hay thậm chí những bài bán hàng hãy viết dài hơn, chi tiết hơn cũng như chăm chút nó hơn. Trung bình con số “hoàn hảo” giúp bạn rank tốt hơn trong top google là 1,890 chữ

SEO Google: Những URL và title ngắn mang lại hiệu quả cực cao

Tiêu đề bài viết và Url  chỉ là 2 phần nhỏ mà người dùng sẽ thấy khi tìm kiếm trên google, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới tỉ lệ CTR ( Click through rate) của website.

Mặc dù CTR không được google đề cập tới trong việc ảnh hưởng tới thứ hạng tìm kiếm nhưng đã có những nghiên cứu chứng mình rằng CTR ảnh hưởng tới việc ranking và nó càng lúc càng quan trọng hơn khi google rankbrain được ra đời vào năm 2016.

Để hiểu rõ hơn khái niệm về CTR, mời bạn đọc bài viết “CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt trong Adwords & SEO?

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự quan trọng của title và url ngắn

seo title top google
Bảng thống kê website dựa theo độ dài Title và thứ hạng
seo url top google
Bảng thống kê website dựa theo độ dài URL và thứ hạng

Sơ đồ trên cho thấy, title và url ngắn ảnh hưởng tới thứ hạng trên google. Điều này rất có lý khi:

  1. Những title dài có thể sẽ bị cắt ngắn khi xuất hiện trên google, có nghĩa là một phần ý nghĩa của câu đã bị cắt bớt, khiến cho người dùng cảm thấy ít hấp dẫn hơn để click.
  2. Những tile ngắn sẽ đánh vào đúng trọng tâm và nhanh khiến người đọc dễ dàng hiểu và tìm thấy kết quả họ mong muốn có
  3. Những url dài trông rất giống spam khi xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
  4. Nếu như url quá dài thì nó sẽ mất đi một phần lợi ích khi những keyword được tô đậm ( keyword người dùng tìm kiếm) sẽ bị cắt mất khiến cho việc hút lấy chú ý của người dùng bị giảm.

Bạn phải làm gì? Hãy lọc ra những url mà quá dài dòng và trông giống spam rồi rút ngắn gọn ý nghĩa nó lại nếu có thể.

Ngoài tiêu chuẩn Title và URL, vẫn còn 20 yếu tố SEO Onpage để giúp website bạn On-top Google!

Có khoảng 100% những trang web seo Google ở vị trí 1,2 hoặc 3 dùng https

Có thể phần lớn bạn đã biết rằng HTTPS đã được google công bố là một trong những tín hiệu giúp tăng thứ hạng của bạn trên google nhưng họ chưa công bố nó sẽ ảnh hưởng mạnh đến như thế nào. Từ những dữ liệu phân tích của tôi, có một sự kết nối giữa HTTPS và rank cao hơn trong google

sử dụng http để lên top google
Bảng thống kê web dựa trên việc sử dụng Http và thứ hạng

Như bạn thấy, HTTPS có xu hướng rank cao hơn những trang không có. Có lẽ bởi vì google càng ngày càng quan trọng việc bảo vệ trình duyệt/ thông tin người dùng, và sớm thôi, họ sẽ cho người dùng thấy những lời “ cảnh báo” khi người dùng vô những trang web HTTPS – bạn có thể thấy ở dưới, và điều này chả tốt một tí nào cả.

bảo mật https cho top website
Lời cảnh báo của Google khi không dùng Http

Vì vậy, bạn hãy nhớ rằng có ít nhất 33% những trang web đang rank top 1,2 và 3 của google đang dùng HTTPS, Tôi nghĩ rằng điều này sẽ càng lúc càng trở nên quan trọng trong thời gian sắp tới.

Bạn nên làm gì? Nếu trang web của bạn đang chưa sử dụng HTTPS thì bạn nên bắt đầu việc “di dời” nó qua https. Nếu như bạn không biết bạn sẽ làm ra sao thì bạn có lẽ nên tìm hiểu cách làm nó hoặc đưa cho một ai đó đảm nhận vụ này rồi đấy.

Không có sự kết nối nào giữa việc có schema và ranking cao trong google

Có rất nhiều tin “ giang hồ đồn” rằng khi bạn có schema ở trong website thì bạn sẽ có khả năng rank cao hơn trong google. À vâng, cả tôi cũng đã từng tin vậy nữa cơ, thậm chí tôi còn làm một video hướng dẫn mọi người cách thêm schema cho website wordpress nữa cơ, và đương nhiên bây giờ tôi biết tôi đã nhầm.

“Giang hồ” thường đồn rằng :
Schema giúp cho google hiểu rõ trang web bạn hơn, khi nó càng hiểu rõ trang web/ bài viết bạn đang nói về vấn đề gì thì website của bạn sẽ được nó “ khuyến khích” cho mọi người nhìn thấy nhiều hơn.

Ví dụ như,  bạn có thể dùng schema để cho mọi người coi đánh giá website của bạn như hình dưới.

schema quan trọng đến mức nào
Ví dụ các trang dùng schema làm hiện rating

Những điều trên sẽ giúp cho bạn rank từ khóa tốt hơn. Và thậm chí  cả  John Mueller – một quản lý tại google cũng chỉ ra rằng họ có thể sẽ cho schema vô một phần tín hiệu ranking trong tương lai.

Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Schema là gì? Bí mật Schema trong SEO

Tuy nhiên, mặc cho những tin đồn ấy, những dữ liệu thu thập được từ một triệu trang lại cho thấy một kết quả hoàn toàn ngược lại là không có một tí quan hệ nào giữa schema và việc ranking cao hơn trong google. Vậy nên có thể nói rằng cách seo từ khoá này thực sự không hiệu quả.

schema google ranking
Bảng thống kê trang web dựa trên tần suất xuất hiện của schema và thứ hạng

Bạn sẽ làm gì? Bạn có thể tự do thêm schema vào website nhưng đừng trông mong nó sẽ giúp bạn ranking cao hơn trên google ( ít nhất là bây giờ) nhé.

Sự hiện diện của keyword trong title và url là thiết yếu

Cũng như việc title/ url ngắn có ảnh hưởng tới ranking trong google không, tôi cũng thử nghiệm xem có từ khóa trong title và url sẽ ảnh hưởng như thế nào và kết quả cũng không có gì quá bất ngờ với mọi người

seo title top google
Bảng thông kê trang web dựa trên sự xuất hiện của keyword trong title và thứ hạng

Bạn nên làm gì? Hãy coi lại những content quan trọng của bạn và đảm bảo rằng ở title của nó đều chứa từ khóa mà bạn muốn seo trên google.  Cho những content mới mà bạn sẽ đăng tải, hãy đảm bảo luôn cả điều này. À, tránh việc thay đổi url ở những trang web đang top của bạn, bởi vì nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đấy nếu như bạn không biết rõ bạn đang làm gì.

Outbound link giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm

Đây là một phần không có trong các bài viết tôi tổng hợp trên internet, nhưng đây là một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu xem outbound link có ảnh hưởng tích cực tới việc rank top của google không và câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên đó là  ! , nếu bạn chưa biết outbound link là gì bạn có thể coi video ở dưới, video này tôi cũng nói về thí nghiệm tôi sắp đề cập.

Dưới đây là một thí nghiệm của một nhóm, họ đã seo từ “ phylandocic” và “Ancludixis”  , một từ vô nghĩa và chưa có bất kì kết quả nào xuất hiện trên google.

thí nghiệm seo
Tiến hành thử nghiệm SEO những từ vô nghĩa

Sau đó họ lập ra 10 website, host trên cùng 1 host, website được mua cùng một ngày và rất nhiều thứ khác giống nhau để tránh trường hợp gây nên kết quả không chính xác từ nghiên cứu, 10 website đó là

  1. aveoningon.co.uk- Không Outgoing Links
  2. bistuluded.co.uk- Outgoing Links
  3. chotoilame.co.uk- Không Outgoing Links
  4. dyeatimide.co.uk- Outgoing Links
  5. edikatstic.co.uk- Không  Outgoing Links
  6. foppostler.co.uk- Outgoing Links
  7. gamorcesed.co.uk- Không Outgoing Links
  8. heabasumel.co.uk- Outgoing Links
  9. iramebleta.co.uk- Không Outgoing Links
  10. jundbaramn.co.uk- Outgoing Links

Tiếp theo, họ để khoảng 1 thời gian và bắt đầu theo dõi kết quả, dưới đây là kết quả họ nhận lại được khi kiểm tra và nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

thử nghiệm seo từ khóa mới
Kết quả thử nghiệm việc SEO từ khóa “phylandocic”
kết quả thử nghiệm seo từ khóa
Kết quả thử nghiệm việc SEO từ khóa “ancludixic”

Google đã từng nói rằng outbound link không phải là một tín hiệu ranking nhưng nó giúp người đọc có thêm được nhiều thông tin lẫn giúp cho google hiểu rõ hơn trang web bạn nói về gì.

Điều này có nghĩa là outbound link không phải là một tin hiệu trực tiếp nhưng cách seo từ khoá này lại gián tiếp giúp cải thiện kết quả trên google
Bạn có thể đọc kĩ hơn về cách thức họ thí nghiệm cũng như kết quả tại đây.

Bạn nên làm gì?

Mặc dù ở thí nghiệm trên lại không có bất kì một kết luận nào outbound links sẽ ảnh hưởng mạnh đến thế nào tới ranking nhưng một điều bạn biết chắc chắn rằng đó là nó có ảnh hưởng TÍCH CỰC.

Vì vậy, hãy quay về những content bạn đang muốn seo cũng như những bài viết sau này hãy link tới những website cùng lĩnh vực ( tất nhiên không phải đối thủ) và sẽ tốt hơn nếu nó là dofollow links.

Kết luận

Những bài  kết quả từ công việc nghiên cứu trên sẽ giúp bạn đặt ưu tiên cho các công việc trong chiến dịch seo website của bạn. Hãy dùng những kết quả từ những thí nghiệm / nghiên cứu trên để củng cố mindset SEO và tạo được cách seo web lên top Google hiệu quả dành cho dự án của mình.

Đừng quên chia sẻ kiến thức trên cho đội ngũ seo của bạn cùng đọc để cập nhập tình hình seo hiện tại nhé.

Cá nhân tôi, tôi cũng khuyên bạn nếu có thời gian thì hãy xem qua loạt video về seo của tôi trên youtube, từ on page seo đến off page cũng như những kĩ thuật/mánh về seo mà tôi luôn cập nhập 2 lần mỗi tuần để giúp bạn cải thiện kết quả seo của mình.

Cuối cùng, cảm ơn bạn đã giành thời gian để đọc hết toàn bộ bài viết và tôi cũng hi vọng rằng bạn sẽ chia sẻ nó trên facebook để cho những người seo khác cùng đọc nếu có thể.

 

Ở đâu bán tranh sơn dầu chất lượng và giá rẻ

Nếu bạn đang muốn mua tranh sơn dầu nhưng vẫn băn khoăn không biết ở đâu bán tranh sơn dầu chất lượng? Hay không biết nơi nào có nhiều mẫu mã tranh cho bạn lựa chọn thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.

Chất lượng hoàn hảo

Ở đâu bán tranh sơn dầu chất lượng hơn ở Xưởng vẽ tranh sơn dầu Triều Art nữa chứ. Những bức tranh sơn dầu được vẽ trên bề mặt vải canvas làm từ cotton 100%. Chất liệu vải tốt có thể giữ được màu sắc trung thực và bền màu. Những họa tiết trong tranh khó bị phai và tranh cũng có tuổi thọ cao hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh thời tiết nào.

Những họa phẩm sơn dầu được chọn để tạo nên những bức tranh cũng được chọn lọc một cách kĩ càng. Để đảm bảo tốt nhất về độ tươi sáng và độ bám của họa phẩm trên nền vải, sơn dầu được pha theo một tỉ lệ vô cùng hoàn mỹ. Chỉ thấy công sức mà Triều Art bỏ ra để chọn lựa nguyên liệu vẽ tranh thôi cũng đủ cảm nhận được không ở đâu bán tranh sơn dầu chất lượng hơn ở nơi đây rồi.

Giá cả hợp lý

Đừng vội lo lắng rằng với chất lượng tuyệt vời như thế thì bạn sẽ không có khả năng mua cho mình nhé. Bạn cũng đừng vội tìm kiếm ở đâu bán tranh sơn dầu giá rẻ. Bạn có biết không, ở Triều Art những bức tranh sơn dầu có giá vô cùng phải chăng, vừa túi tiền của các hộ gia đình. Thế nên đừng quá lo lắng nhé!

Thông thường những bức tranh sơn dầu chưa biết được chất lượng như thế nào đã có giá dao động từ 1,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng. Tuy nhiên, tranh ở Triều Art chất lượng là thế, đẹp và phong phú là thế nhưng vẫn chỉ có giá dao động từ 1,8 triệu đồng tới 6 triệu đồng mà thôi. Còn ở đâu bán tranh sơn dầu chất lượng và giá cả phải chăng hơn ở Triều Art nữa chứ!

Đa dạng, nhiều mẫu mã

Ở đâu bán tranh sơn dầu đa dạng nhiều mẫu mã, tha hồ cho bạn lựa chọn. Nơi đâu có những bức tranh đẹp đến ngây ngất lòng người. Ngoài Triều Art thì không còn nhiều nơi nữa đâu. Một nơi mà bạn có thể có được những bức tranh chất lượng với giá cả phải chăng mà còn được tha hồ lựa chọn nữa.

MÃ SP: NTSM-44

Tại Triều Art, bạn có thể tìm được những bức tranh bạn yêu thích. Từ những bức tranh trang trí phòng khách, phòng ngủ hay thậm chí là phòng làm việc cũng có thể được tìm thấy. Không gian sống của bạn sẽ được trang hoàng lại một cách đẹp nhất và thoải mái nhất theo cách của bạn.

Giao hàng tận nơi, dịch vụ khách hàng tốt

MÃ SP: NTSM-47

Sau tất cả những điều trên thì ở Triều Artcòn có dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng tốt. Khi bạn đặt tranh, tranh sẽ được giao hàng toàn quốc và được đổi trả trong vòng 7 ngày. Không những thế, Triều Art còn hỗ trợ lắp đặt tranh tại nhà cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Thế mới thấy, không ở đâu bán tranh sơn dầu tốt, đẹp, chất lượng, giá cả phải chăng lại có dịch vụ tốt như ở TrieuArt.Com cả!

 

4 Cách để ngăn ngừa trộm ảnh trên trang WordPress

Trộm cắp hình ảnh là một vấn đề phổ biến mà các nhiếp ảnh gia phải đối mặt thường xuyên. Gần đây có một số độc giả hỏi chúng tôi rằng có cách nào để ngăn ngừa trộm ảnh trong WordPress không. Câu trả lời là có và trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 4 cách để ngăn chặn hành vi trộm cắp hình ảnh trong trang web của bạn.

ngừa trộm ảnh

Trộm cắp hình ảnh và bản quyền

Luật bản quyền rất phổ biến và áp dụng trên toàn thế giới. Các tác giả của bản gốc tự động trở thành chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm sáng tạo của họ. Ngay cả khi họ không đề cập đến nó trên trang web của họ, một người vẫn nên cho rằng nội dung mà họ đang xem được bảo vệ bởi bản quyền.

Điều này bao gồm các hình ảnh, văn bản, video, hoặc bất kỳ hình thức nào khác của nội dung mà bạn thấy trên web.

Vấn đề là hình ảnh và văn bản có thể dễ dàng sao chép. Nhiều người nghĩ rằng không ai có thể phát hiện nếu họ ăn cắp hình ảnh và sử dụng nó trên trang web riêng của họ.

Ăn cắp hình ảnh của người khác không chỉ bất hợp pháp mà còn phi đạo đức. Đôi khi có thể rất bực bội khi thấy một sự coi thường trắng trợn đối với quyền lợi của bạn.

Không có cách nào để hoàn toàn ngừa trộm ảnh, nhưng có rất nhiều cách để ngăn cản và ngăn chặn hành vi trộm cắp hình ảnh trong WordPress.

1. Vô hiệu hóa click chuột phải

Trộm cắp hình ảnh từ trang web của bạn là dễ dàng bởi vì người dùng có thể nhấp chuột phải và chọn “Save imge as (Lưu hình ảnh)” để tải về. Bạn có thể vô hiệu hóa nhấp chuột phải trên trang web của bạn và làm cho nó khó khăn hơn để người dùng bình thường không thể ăn cắp hình ảnh.

Dưới đây là hai plugin mà bạn có thể sử dụng để vô hiệu hóa nhấp chuột phải vào hình ảnh trong WordPress.

Envira Gallery

Envira Gallery là WordPress Plugin tốt nhất trên thị trường. Ngoài việc giúp bạn tạo các thư viện hình ảnh đẹp, Envira đi kèm với rất rất nhiều các tính năng khác nữa. Một trong những tính năng này là bảo vệ hình ảnh.

Bạn chỉ cần vào Envira Gallery »Settings và bấm vào tab Addons. Cuộn xuống tới vị trí Protection Addon, và sau đó cài đặt và kích hoạt nó.

2-1

Khi tạo ra bộ sưu tập của mình, nhấp chuột vào tab Misc và di chuyển xuống phía dưới. Bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn cho phép bảo vệ hình ảnh. Chọn tùy chọn này và lưu lại bộ sưu tập.

3-1

Bây giờ bạn có thể thêm các thư viện hình ảnh này bất cứ nơi nào trên trang web WordPress của bạn. Nó sẽ tự động vô hiệu hóa nhấp chuột phải vào hình ảnh.

WP Content Copy Protection

Plugin đơn giản này miễn phí và sẽ vô hiệu hóa nhấp chuột phải vào trang web WordPress của bạn. Nhược điểm của việc sử dụng plugin này là nó không cho phép click chuột phải trên toàn bộ trang.

Nếu bạn đang sử dụng slider hay lightbox plugin, thì đôi khi plugin này sẽ khiến chúng hoạt động không như bình thường.

2. Sử dụng Watermark trên hình ảnh WordPress của bạn để ngừa trộm ảnh

Có thể thấy Watermark hoạt động rất tốt với những trang web stock photography. Có một khuyết điểm là hình ảnh của bạn không được đẹp mắt. Nhưng là cách tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa trộm ảnh

Tuy nhiên, bạn có thể thêm watermark một cách phù hợp. Mục đích là để giữ sự hấp dẫn của hình ảnh trong khi vẫn bảo vệ được sản phẩm.

Phương pháp 1: Sử dụng Envira Gallery

Một lần nữa, Envira là một công cụ hết sức tuyệt vời cho các nhiếp ảnh gia. Nó cũng đi kèm với một addon Watermarking. Bạn sẽ cần ít nhất một silver license của Envira Gallery để sử dụng addon này.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần cài đặt và kích hoạt các plugin Envira Gallery. Sau khi kích hoạt, bạn cần phải truy cập Envira Gallery »Settings và bấm vào tab addons. Xác định vị trí Watermarking addon, và sau đó cài đặt và kích hoạt nó.

Bây giờ khi tạo một thư viện hoặc chỉnh sửa một bộ sưu tập hiện có, bạn sẽ thấy các tab watermarking mới trong cài đặt thư viện.

watermarking-enviragallery

Cách 2: Sử dụng Easy Watermark Plugin

Các tùy chọn khác là sử dụng plugin Easy Watermark.  Đơn giản chỉ cần cài đặt và kích hoạt plugin Easy Watermark. Sau khi kích hoạt, hãy vào Settings »Easy Watermark để thiết lập cài đặt plugin.

easy-watermark-settings

3. Vô hiệu hóa Hotlinking của hình ảnh trong WordPress

Một cách phổ biến khác để lấy trộm hình ảnh từ trang web này là bằng cách tải chúng từ trực tiếp từ nguồn. Các hình ảnh sẽ được tải từ máy chủ của bạn và sẽ được hiển thị trên các trang web của bên thứ ba mà không có sự cho phép của bạn.

Điều này cũng làm máy chủ của bạn tải nhiều hơn và sử dụng nhiều bandwidth hơn. Đây là cách bạn có thể vô hiệu hóa hotlinking hình ảnh từ trang web WordPress của bạn.

Bạn chỉ cần thêm đoạn code sau vào tập tin .htaccess trong thư mục gốc trang web WordPress của bạn.

1
2
3
4
5
6
#disable hotlinking of images with forbidden or custom image option
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?dieuhau.com [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?google.com [NC]
RewriteRule \.(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L]

Đừng quên để thay thế dieuhau.com với tên miền riêng của bạn.

Code này loại bỏ hotlinking trong khi vẫn cho phép hình ảnh hiển thị trong kết quả tìm kiếm và trên trang web của bạn.

Nếu bạn không thể tìm thấy tập tin .htaccess? Tham khảo hướng dẫn về làm thế nào để tìm thấy những tập tin .htaccess trong WordPress.

4. Gắn thông báo bản quyền trên trang web

Gắn thêm một thông báo bản quyền cho trang web của bạn cũng có thể ngừa trộm ảnh. Bạn chỉ có thể thêm một thông báo bản quyền bên dưới footer như sau:

1
Copyright © 2016 Diều Hâu

Nhược điểm của việc này là bạn sẽ phải chỉnh sửa lại code sau mỗi năm. Một cách hay hơn là thêm một thông báo bản quyền động trong WordPress. Đơn giản chỉ cần thêm mã này vào file functions.php của theme của bạn hoặc site-specific plugin.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
function wpb_copyright() {
global $wpdb;
$copyright_dates = $wpdb->get_results("
SELECT
YEAR(min(post_date_gmt)) AS firstdate,
YEAR(max(post_date_gmt)) AS lastdate
FROM
$wpdb->posts
WHERE
post_status = 'publish'
");
$output = '';
if($copyright_dates) {
$copyright = "© " . $copyright_dates[0]->firstdate;
if($copyright_dates[0]->firstdate != $copyright_dates[0]->lastdate) {
$copyright .= '-' . $copyright_dates[0]->lastdate;
}
$output = $copyright;
}
return $output;
}
add_shortcode('copyright','wpb_copyright');
add_filter('widget_text', 'do_shortcode');

Đoạn mã này sẽ biết được ngày của bài đầu tiên bạn đăng bài và ngày cuối cùng bạn đăng lên bất cứ điều gì. Sau đó nó ra một thông báo bản quyền.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn bảo vệ hình ảnh của mình và ngừa trộm ảnh trong WordPress. Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết. Hi vọng bạn cũng quan tâm đến 6 plugin nén ảnh tốt nhất hiện nay.

 

Xuất hiện bức họa nàng Mona Lisa trẻ hơn

Các chuyên gia nghệ thuật tìm thấy bức chân dung một nàng Mona Lisa trẻ trung hơn khoảng 10 năm trước khi Leonardo da Vinci vẽ tác phẩm nổi tiếng được công chúng biết.

Tác phẩm nghệ thuật “Nàng Mona Lisa vùng Isleworth” vừa ra mắt tại Geneva, Thụy Sỹ hôm qua do Quỹ Mona Lisa tổ chức.

Hình ảnh Xuất hiện bức họa nàng Mona Lisa trẻ hơn số 1
“Nàng Mona Lisa vùng Isleworth” (trái). Ảnh: Wikimedia Commons.

So với bức chân dung Mona Lisa nổi tiếng đang trưng bày ở Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp, kích thước của bức tranh mới phát hiện lớn hơn, tông màu sẫm tối và chưa hoàn chỉnh. Nhưng nàng Mona Lisa này trông hạnh phúc và trẻ trung hơn với nụ cười ít bí ẩn, Discovery cho biết.

Phát ngôn viên của Quỹ Mona Lisa cho biết, đơn vị này sẽ đưa ra cuốn sách dày 320 trang nhằm cung cấp bằng chứng lịch sử khoa học để chứng minh bức tranh mới phát hiện của Da Vinci.

Hai chuyên gia hàng đầu về Da Vinci là Alessandro Vezzosi, giám đốc bảo tàng Museo Ideale và Carlo Pedretti, Đại học California, Mỹ cho rằng, cần có thêm nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng.

Tính xác thực về việc Da Vinci có phải là tác giả “Mona Lisa vùng Isleworth” đã trở thành chủ đề gây tranh luận từ khi nó được nhà sưu tập người Anh – Hugh Blaker phát hiện năm 1913.

Hugh Blaker mua bức tranh từ một gia đình quý tộc và đem nó tới studio của ông ở Isleworth, London, Anh. Năm 1915, bố dượng của Hugh Blaker là John R. Eyre – nhà sử học mỹ thuật xuất bản cuốn sách với nội dung Da Vinci vẽ 2 phiên bản chân dung nàng Mona Lisa; ít nhất phần người bán thân, khuôn mặt và bàn tay Mona Lisa vùng Isleworth mới là sản phẩm thực của tác giả.

Sau đó ông Blaker bán tác phẩm cho nhà sưu tập người Mỹ – Henry F. Pulitzer. Ông này lại chuyển bức tranh cho bạn gái. Khi phụ nữ qua đời, Quỹ Mona Lisa mua lại.

Trong cuốn sách “Cuộc đời của các họa sĩ”, nhà sử học mỹ thuật thế kỷ 16 Giorgio Vasari cho rằng, nàng Mona Lisa trong bức tranh mới tìm thấy được lấy nguyên mẫu từ vợ nhà buôn lụa giàu có tên Francesco del Giocondo – bà Lisa Gherardini. Theo Giorgio Vasari, tác phẩm được Da Vinci vẽ trong khoảng thời gian 1503 – 1506.

<>Trang Nguyên

Nguồn : VnExpress

 

Họa sĩ Bùi Hữu Hùng

Bùi Hữu Hùng (sinh năm 1957) là một họa sĩ Việt Nam tham gia các lãm quốc tế trong và ngoài nước với nhiều tác phẩm khác nhau.[1] Ông nổi tiếng với các tác phẩm vẽ trên chất liệu sơn mài theo kỹ thuật cổ điển và sơn bản địa


Tiểu sử

Từ năm 1975, ông theo học kỹ thuật sơn mài với các nghệ nhân tại các xưởng sơn mài truyền thống tại Hà Nội và các vùng lân cận.[2] Ông tham gia quân đội năm 1978.

Năm 1986, Bùi Hữu Hùng theo học và tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội [1] và xây dựng xưởng sơn mài Nhà Sàn Studio bên hồ Tây. Từ năm 1996, ông là hội viên Hội sơn mài thế giới, hội viên Hội nghệ sĩ tạo hình Việt.

Phong cách

Đề tài vẽ tranh của Bùi Hữu Hùng là cuộc sống hoàng cung, thiếu nữ với các trang phục truyền thống [3], thể hiện tinh thần dân tộc ở một thời kỳ lịch sử.[4][5]

Người xem có thể cảm nhận thế giới cô độc trong tranh của ông với các mảng hình đơn giản và các tông màu tối, từ đó liên tưởng sự bí hiểm, sâu sắc về sự sống và cái chết, tạo hóa và phá hủy.[6]

Hội họa

Ông sáng tác bằng nhiều chất liệu như sơn mài [2][7][8], sơn dầu acrylic, chất liệu tổng hợp và điêu khắc. Nhưng sơn mài với kỹ thuật cổ điển và sơn bản địa được nhiều người biết đến và nổi tiếng hơn cả. Ông tham gia triển lãm nghệ thuật quốc tế từ rất sớm, khi Việt Nam còn chưa “đổi mới”. Năm 1982, ông tham gia triển lãm tại WarszawaBa Lan với 3 tác phẩm sơn mài “tranh phong cảnh”.

Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại SophiaBungary với tác phẩm sơn mài “Tĩnh vật bên cửa sổ”. [cần dẫn nguồn]

Năm 1994, Bùi Hữu Hùng thành lập nhóm “Avand Garde” [9] với Trương Tân, Lê Hồng Thái, Đỗ Minh Tâm… và có triển lãm nhóm “Avand Garde” đầu tiên ở Hà Nội do đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài. Triển lãm này đã đặt dấu ấn và gây tiếng vang quan trọng của các họa sĩ Việt Nam trong thời kỳ “đổi mới” với các nước trong khu vực. [cần dẫn nguồn]

Năm 1996, tác phẩm sơn mài “sân khấu cổ” tại triển lãm “Lacquer International” tại bảo tàng Fujita, Tokyo, Nhật Bản [9] là dấu mốc ghi nhận sự xuất hiện của ông trong giới nghệ sĩ chuyên nghiệp thế giới. Ông cùng với họa sĩ Lê Hồng Thái là 2 họa sĩ Việt Nam được kết nạp vào hội viên hội Sơn mài Thế giới năm 1996.

Năm 1997, tại triển lãm “Sacred Seasons” tại Notices Gallery, Four Seasons Hotel, Singapore [9] được tài trợ bởi tập đoàn khách sạn Hillton, ông tham gia cùng với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Chung.

Họa sĩ Bùi Trang Chước

Họa sĩ Bùi Trang Chước (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1915, mất ngày 27 tháng 2 năm 1992) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng Quốc huy Việt Nam.[1][2] Ông là họa sĩ chuyên vẽ tem thư, quốc huy, tiền, huân chương và huy chương. Hơn 1000 tác phẩm của ông sắp xếp theo thời gian sáng tác được triển lãm trưng bày tại Hà Nội từ ngày 27/4 đến 21/5 năm 2004, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.


Họa sĩ Bùi Trang Chước
Tên khai sinh Bùi Trang Chước
Nghệ danh Bùi Trang Chước
Sinh 21 tháng 5, 1915
Phú ThượngTây HồHà Nội
Mất 27 tháng 2, 1992 (76 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Quốc huy Việt Nam
Giải thưởng Huân chương Lao động

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Bùi Trang Chước quê ở làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), Thủ đô Hà Nội. Thân sinh họa sĩ là cụ Hàn Oánh, người đã thiết kế kiến trúc ngôi nhà cổ trên nền tòa trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hiện nay.[1] Lúc 15 tuổi, ông mất mẹ, đến năm 20 tuổi thì mồ côi cha.[1] Mặc dù được người chú ruột đang làm việc tại Sài Gòn đón tiếp vào nuôi ăn học, nhưng ông từ chối và ở lại Hà Nội theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.[1]

Sự nghiệp và cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1941, ông tốt nghiệp loại xuất sắc trường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt.[4] Năm 1942, ông là người Việt Nam và người Đông Dương đầu tiên vẽ tem thư.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945họa sĩ Bùi Trang Chước chuyển ra Hà Nội cùng gia đình và tham gia giảng dạy ởTrường Mỹ thuật Hà Nội.[1]

Giai đoạn 1951 – 1952, ông được phân công vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng do có tài năng về vẽ tiền tệ.[1]

Năm 1953, họa sĩ sáng tác các Huân chương Sao vàngHuân chương Hồ Chí MinhHuân chương Độc lập, Huân chương Quân công các loại, mẫu giấy bạc Việt Nam và bức phù điêu có hình Bác Hồ được đúc bằng vàng mà phi công Phạm Tuân mang theo khi bay vào vũ trụ.[5]

Sau đó đến ngày 10/10/1954, Bùi Trang Chước làm việc tại Nhà in Ngân hàng, đồng thời là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, và là một chuyên gia vẽ tiền tại Vụ Phát hành thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tới khi nghỉ hưu năm 1976.[1]

Tính tình[sửa | sửa mã nguồn]

Theo họa sĩ Ngọc Linh, hoạ sĩ Bùi Trang Chước là một người hiền lành, đức độ; hăng say lao động mà không màng đến công danh, lợi lộc. Do đó, học trò cũ ví ông như một con ong thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc.[4]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm quốc huy Việt Nam của họa sĩBùi Trang Chước.

Bùi Trang Chước đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất của Nhà nước Việt Nam và Huân chương cao quý của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.[1][6]

Mặc dù Bùi Trang Chước là họa sĩ tài năng bậc thầy tại Việt Nam [4] nhưng lại không được công nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh khi đã qua đời. Đây là thiệt thòi đáng kể của ông và gia đình. Họa sĩ Ngọc Linh, học trò cũ của ông, đã đưa đơn lên Chủ tịch nước đề nghị truy tặng danh hiệu Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không thành công.[4][5][6][7]

Trong hai đợi xét duyệt giải thưởng do Hội đồng cơ sở Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 và 2006, hồ sơ xét duyệt của họa sĩ Bùi Trang Chước đều bị trả lại vì không đủ số phiếu tín nhiệm ở cấp cơ sở.[4]

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ tem Mạc Thị Bưởi do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ là một trong những bộ tem quý giá bậc nhất Việt Nam.

Một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ như:[4]

Tranh chấp tác phẩm Quốc huy Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước có tranh chấp với họa sĩ Trần Văn Cẩn nhiều năm. Cụ thể là, vào ngày 26 tháng 4 năm 1985, trong Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” họa sĩ Bùi Trang Chước cho biết ý nghĩa của biểu tượng như sau:[1]

Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam có mấy bông lúa rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh. Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ, khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của dân tộc ta hay dùng. Số mẫu này tôi làm hai bản: Một bản đưa đồng chí Côn để đệ trình lên Bác Hồ và được Bác Hồ góp ý: hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể; nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại. Còn một bản hiện nay tôi vẫn giữ’….[1]

Sau đó, do nhận nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủhọa sĩ Bùi Trang Chước lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Công việc chỉnh sửa, hoàn thiện quốc huy được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn. Rốt cuộc, điều này đã gây ngộ nhận và nhầm lẫn trong cộng đồng một thời gian dài.[1]

Theo vào ngày 27 tháng 2 năm 2004, theo kết luận của văn phòng Chính phủ theo Công văn số 42/TB-VPCP:

Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuậtCách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước – người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và họa sĩ Trần Văn Cẩn – người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam.[1][12]

Cuối cùng danh dự và tác phẩm “con cưng” của họa sĩ Bùi Trang Chước sau nhiều năm tranh chấp cũng đã được trả lại cho chính chủ nhân đích thực của nó.

Đánh giá của giới họa sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Lê Lam nhận định: “Nghệ thuật của họa sĩ Bùi Trang Chước là sự kết tinh một cách tài tình biệt tài của họa sĩ với lòng yêu nước sâu sắc mang đậm bản sắc Việt Nam. Căn cứ vào công lao suốt đời đem sức lực, tài năng và tác phẩm có tính nghệ thuật cao để phục vụ nhân dân trong hơn nửa thế kỷ qua trên lĩnh vực nghệ thuật; căn cứ vào sự đánh giá công bằng và khách quan của giới trí thức văn nghệ sĩ; căn cứ vào những phần thưởng mà Nhà nước ta đã trao tặng họa sĩ Bùi Trang Chước hoàn toàn xứng đáng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Huân chương Lao động hạng nhất”.[1]

Họa sĩ Ngọc Linh cho biết: “Họa sĩ Bùi Trang Chước và họa sĩ Trần Văn Cẩn đều là thầy dạy tôi. Thầy nào tôi cũng quý. Nhưng tác giả Quốc huy thì phải ghi nhận đó là thầy Bùi Trang Chước.” [1]

Bộ sưu tập tem của Bùi Trang Chước[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái (1 tháng 9, 1920 – 24 tháng 6, 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái)


Bùi Xuân Phái

Danh họa Bùi Xuân Phái
Tên khai sinh Bùi Xuân Phái
Sinh 1 tháng 9, 1920
Hà Nội
Mất 24 tháng 6, 1988 (67 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Bộ tranh Phố cổ Hà Nội
Bộ tranh Chèo
Ảnh hưởng tới Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996
Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946, 1980
Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà NộiViệt Nam).[2] Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1946. Tham gia kháng chiến, tham dự triển lăm nhiều nơi. Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.

Sự nghiệp hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Phân xưởng nhuộm, Bột màu, 1985

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn SángNguyễn Tư NghiêmDương Bích Liên – những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu,[3] đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.[4]

Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vảigiấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì… Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).

Do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranhminh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.

Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.[5][6]

Tác phẩm chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972
  • Hà Nội kháng chiến – Sơn dầu 1966
  • Xe bò trong phố cổ – Sơn dầu 1972
  • Phố vắng – Sơn dầu 1981
  • Hóa trang sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
  • Sân khấu chèo – Sơn dầu 1968
  • Vợ chồng chèo – Sơn dầu 1967
  • Trước giờ biểu diễn – 1984

Giải thưởng mỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
  • Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
  • Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
  • Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984

Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

Họa sĩ Nguyễn Hải Chí

Nguyễn Hải Chí (sinh 11 tháng 11, 1943 – mất 12 tháng 3, 2003) là một họa sĩ vẽ tranh biếm của Việt Nam, nổi tiếng với bút danh Choé[1][2], ngoài ra ông còn có bút danh Trần Ai, Cap, Kit. Ông được coi là “họa sĩ biếm số một của Việt Nam” với những tranh biếm đặc sắc phê phán những thói hư tật xấu của xã hội qua nhiều thời kỳ[1][3]. Ông vẽ chủ yếu là tranh sơn dầu, giấy dó và tranh lụa. Ngoài vẽ, Chóe còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ


Nguyễn Hải Chí
Choe.jpg

Họa sĩ Choé
Sinh 11 tháng 11 năm 1943
An GiangViệt Nam
Mất 12 tháng 3 năm 2003 (60 tuổi)
VirginiaHoa Kỳ
Nghề nghiệp Họa sĩnhà vănnhà thơnhạc sĩ

Tiểu sử & sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hải Chí sinh ngày 11 tháng 11 năm 1943 tại Cái Tàu Thượng, tức làng Hội An thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (từ năm 1957 đến nay là xã Hội An thuộc quận và sau đó là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Sau đó gia đình ông chuyển về dưới chân Núi Sam, thuộc xã Vĩnh Tế, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc (nay đã chia thành xã Vĩnh Tế và phường Núi Sam cùng thuộc thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang).

Do hoàn cảnh gia đình rất nghèo, ông phải nghỉ học từ năm lớp 2[3], đi làm kiếm sống từ năm 9 tuổi. Ông làm đủ nghề: đập đá, đốn củi, chăn bò mướn…

Năm 1960, bị cán bộ Cộng sản ép lên núi hoạt động du kích nên ông bỏ trốn về Mỹ Tho, xin làm việc tại một phòng vẽ quảng cáo và học vẽ tại đây.

Năm 1963, ông làm thơ đăng báo để tán tỉnh cô Nguyễn Thị Kim Loan, người sau này trở thành vợ ông.

Năm 1964, ông đi quân dịch, năm sau được chuyển về làm việc tại Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Lúc này ông bắt đầu làm thơ, viết truyện gửi đăng báo. Năm1966 ông được báo Tiền Tuyến trao giải “Truyện ngắn xuất sắc nhất.” Từ đó ông đã thâm nhập vào làng báo Sài Gòn

Cuối năm 1969, ông chuyển qua vẽ hí họa cho tờ Diễn đàn, từ đây ký tên Choé, nghệ danh do nhà văn Viên Linh đặt, lúc đó là chủ bút báo Diễn đàn[2][4]. Sau đó ông còn vẽ cho nhật báo Báo Đen năm 1970, nhưng vẫn chưa được nhiều người lưu ý.

Năm 1971, ông chuyển qua cộng tác với báo Sóng Thần. Tại đây ông bắt đầu được biết tới, và nổi tiếng từ mùa hè năm 1972. Các tranh biếm của ông được các báo danh tiếng thế giới như The New York TimesNewsweek…chọn đăng[3][5]. Ông còn viết thêm truyện dài đăng hàng ngày với tựa đề “Cái gọi là”.[4]

Trong giai đoạn nóng bỏng của chiến tranh Việt Nam, ông đã vẽ nhiều nhân vật nổi tiếng: Richard NixonHenry KissingerNguyễn Văn ThiệuNguyễn Cao KỳTrần Văn Hương,Võ Nguyên Giáp… Một số tranh của ông đã đụng đến vấn đề nhạy cảm do đó ông bị chính quyền bắt giam từ tháng 2 năm 1975. Thời gian ở tù như bị giam lỏng, cả ngày ông chỉ chơi cờ tướng và đọc truyện kiếm hiệp,[6] và ông tự học đàn và sáng tác nhạc trong thời gian ở tù.[1]

Sự kiện 30 tháng 4, 1975 diễn ra, Nguyễn Hải Chí tự thoát khỏi nhà ngục sau 3 tháng ở tù. Mấy tháng sau ông được nhận vào làm báo Lao động Mới với nhiệm vụ trình bày tờ báo.[4]

Tháng 4 năm 1976, có tên trong danh sách những tên “biệt kích văn hóa”, trong chiến dịch khởi động ngày 3 tháng Tư năm 1976, một năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng hàng trăm nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhân sĩ miền Nam bị xếp hạng “phản động”: Trần Dạ Từ, Đằng Giao, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hữu Hiệu, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Trịnh Viết Thành, họa sĩ Chóe, Như Phong Lê Văn Tiến, linh mục Trần Hữu Thanh, linh mục Đinh Bình Định, thượng tọa Thích Huyền Quang… ông bị bắt đi học tập cải tạo cho đến cuối năm 1985 tại các nhà giam Chí Hòa rồi trại cải tạo Gia Trung, Pleiku. Sau đó ông vượt biên nhưng bị bắt và phải trở lại tù thêm lần nữa.

Từ năm 1990, do không xác định được thời hạn tù, ông bị từ chối đơn xuất cảnh theo diện H.O. Ông ở lại Việt Nam hành nghề vẽ tranh bán cho khách nước ngoài. Ông cộng tác với phòng tranh Tự Do tại Thành phố Hồ Chí Minh, để trưng bày và bán tranh lụa, giấy dó và tranh sơn dầu, ký tên Vân Bích.[7] Ít lâu sau, ông được nhiều tờ báo trong nước đề nghị cộng tác trở lại. Tranh của ông tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạo được phong cách riêng trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực của xã hội.

Năm 1997, Choé bị đột quỵ, dẫn đến bại liệt một thời gian. Trước đó ông cũng đã mắc phải bệnh Tiểu đường. Từ năm 1998 tới 2001, ông có 2 lần sang Pháp điều trị nhưng không thuyên giảm. Từ năm 2001, ông bắt đầu đi đứng khó khăn, mù mắt trái, mờ mắt phải, từ đó không vẽ nữa mà chuyển qua làm thơ, viết nhạc.[3]

Cuối năm 2002, ông được bạn bè giúp đỡ đưa sang VirginiaHoa Kỳ chữa bệnh. Ngày 22 tháng 2 năm 2003, ông đột ngột bị ngộp thớ, 10 ngày sau đột quỵ và đứt mạch máu não.

3 giờ 50 phút sáng ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông qua đời tại bệnh viện Fairfax, Virginia. Lễ tang được cử hành tại nhà thờ các thánh tử đạo Arlington, sau đó được đưa về Việt Nam an táng tại nghĩa trang nhà thờ Thánh Mẫu, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.[1][4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài rất nhiều tranh biếm đã được đăng trên các báo, còn những tuyển tập thu thập các tác phẩm của Chóe:

Sách
  • The World of Choé (Thế giới của Choé), do nhà báo Mỹ Barry Hilton đã thu thập một số tranh biếm họa của ông, do nhà xuất bản Glade Publications ấn hành tại Mỹ năm 1973.
  • Lai rai vẽ viết – bút ký (nxb Lao động, 1992)
  • Tử tội – tuyển tập tranh hí họa, thơ, văn, nhạc (nxb Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2001[8]
  • Nghề cười, tuyển tập tranh, thơ, văn, nhạc (nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013) [9]
Một số ca khúc
  • Ngả lưng trên đồi
  • Gió
  • Mưa
  • Khi dứt cơn mưa
  • Dù ta xa nhau
  • Bên vườn nhà em
  • Khi đến cuối đời [4][10]

Vinh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp đồ sộ của mình, họa sĩ Choé đã được nhiều vinh dự trong lẫn ngoài nước:

  • Năm 1966, ông được báo Tiền tuyến trao giải “truyện ngắn xuất sắc”.
  • Năm 1973, nhà báo Mỹ Barry Hilton đã thu thập một số tác phẩm của ông định in thành sách phát hành tại Mỹ dưới tên “The World of Choé” (Thế giới của Choé) và gọi ông là “cây biếm hoạ số 1 của Việt Nam”, nhưng ý định này đã bị Bộ ngoại giao Mỹ cản trở.[cần dẫn nguồn]
  • Năm 1973, tuần báo New York Times bình chọn Chóe là một trong 8 họa sĩ biếm họa xuất sắc trên thế giới của thập niên 1970.
  • Năm 1995, Choé được Phó tổng lãnh sự Nhật Bản mời tham dự cuộc triển lãm tranh quốc tế với chủ đề “Phụ nữ nước tôi” tổ chức tại một số thành phố ở Nhật.
  • Ông được tuần báo L’Hebdo của Pháp chọn là một trong 6 người Việt tiêu biểu từ 1975 tới 1995 với đặc trưng là “Họa sĩ bướng bỉnh”.
  • Năm 1998, ông có cuộc triển lãm tranh tại Pháp. Khi tới thăm Roma, ông được đặc ân diện kiến đức Giáo hoàng John Paul II tại Tòa thánh Vatican.
  • Năm 2004, 29 tranh chân dung của Choé về những người phụ nữ đoạt giải thưởng Nobel được trưng bày ở Stockholm nhân “Ngày Việt Nam” ở Thụy Điển.

Họa sĩ Công Văn Trung

Công Văn Trung (16 tháng 9 năm 1907 tại Hà Nội – 17 tháng 5 năm 2003 tại Hà Nội) là một hoạ sĩ Việt Nam. Ông là học viên khoá I của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.


Công Văn Trung
Tên khai sinh Công Văn Trung
Sinh 16 tháng 9, 1907
Hà NộiViệt Nam
Mất 17 tháng 5, 2003 (95 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa (tranh)
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Phong cảnh Sài Sơn
Chịu ảnh hưởng Nam Sơn
Giải thưởng Huy chương vàng Triển lãm toàn quốc (1990)

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Công Văn Trung sinh tại xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) trong một gia đình trung lưu.

Năm 1925, trong cuộc thi đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Công Văn Trung thay vì nộp hồ sơ tại Hà Nội, lại gửi hồ sơ sang tận Paris. Đến gần ngày thi cuối, hồ sơ của ông mới quay trở lại Hà Nội, đến tay ban giám khảo. Hoạ sĩ Nam Sơn, chủ khảo cuộc thi, đã đặc cách cho ông thi ngày cuối và thi các môn còn lại một mình do chính Nam Sơn coi thi. Ông đỗ thứ năm trong mười thí sinh trúng tuyển trong hơn 500 thí sinh. Nhớ ơn hoạ sư Nam Sơn, năm 2003 ông đã phát biểu: “Không có thầy Nam Sơn thì không có họa sĩ Công Văn Trung ngày nay”[1]. Mười người trúng tuyển thì hai người học kiến trúc[2], còn lại tám người học hội hoạ. Qua năm năm học, hai người bỏ ngang. Công Văn Trung tốt nghiệp hạng năm trong sáu sinh viên, bằng thứ hạng với khi thi vào[3]. Cả sáu người sau này đều là những tên tuổi lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam[4].

Ngay khi còn là sinh viên năm thứ ba, Công Văn Trung đã được Học viện Viễn đông Bác Cổ sang trường Mỹ thuật Đông Dương xin về làm việc, làm công việc đo đạc khảo cổ. Tại đây ông là người giỏi bậc nhất môn vẽ viễn cận. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ khi thành lập hội (năm 1957). Công Văn Trung dạy ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội một thời gian dài từ năm 1957, rồi sau này dạy ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và nghỉ hưu ở đó. Nhiều học trò của ông trở thành hoạ sĩ danh tiếng như Đường Ngọc Cảnh,Kim BạchLê ThiệpVũ Giáng HươngTrần Khánh Chương[5][6].

Những tác phẩm của Công Văn Trung đậm gam màu nâu, thô mộc, thôn dã rất đặc thù dân tộc. Những tác phẩm tiêu biểu có Tháp chùa Bảo Minh, Bình minh đất nước, Mỏ Tĩnh Túc, Tham quan di tích lịch sử, Hoa đại đỏ chùa Thầy. Tác phẩm sơn khắc Phong cảnh Sài Sơn đã được Huy chương vàng ở triển lãm toàn quốc năm 1990[4] khi ông đã 83 tuổi. Công trình nghiên cứu từ hơn 30 năm Truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam được họa sĩ hoàn tất trước lúc qua đời.

Với tài năng và những tác phẩm của mình, Công Văn Trung đã được trao tặng Nhà nước Việt Nam Huân chương Lao động hạng nhì.

Năm 2003, ông là người cuối cùng trong số những học viên khoá đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương qua đời[4].

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Con cái của ông cũng có một số người làm hoạ sĩ như con trưởng Công Văn Nghĩa, con út Công Văn Viên[5].

Họa sĩ Cù Huy Hà Vũ

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học,[1][2] thạc sĩ văn chương,[3] nguyên Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Cù Huy Hà Vũ
Sinh Cù Huy Hà Vũ
Ân PhúVũ QuangHà Tĩnh
Nơi cư trú Điện BiênBa ĐìnhHà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Học vấn Tiến sĩ Luật đại học Sorbonne(Paris), Pháp
Nghề nghiệp Luật sư
Cha mẹ Cù Huy Cận

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phúhuyện Vũ Quangtỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học,[1][2] thạc sĩ văn chương,[3] nguyên Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị bắt ngày vào 5 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cù Huy Hà Vũ đã bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Vũ đã phải thi hành án tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng 4năm 2011 tuyên án, và phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2 tháng 8 giữ nguyên bản án, nhưng sau đó ông Vũ đã được trả tự do trước hạn tối chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để cùng vợ sang Mỹ.[4]

Tiến sĩ Hà Vũ đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là tù nhân lương tâm;[5] Hoa Kỳ[6][7][8] Liên minh châu Âu[9] và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền[10] đã liên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông vì cho rằng việc bắt và kết án ông Vũ là trái với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cù Huy Hà Vũ là con trai của cố nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, Bộ trưởng Cù Huy Cận, là con nuôi và là cháu ruột của nhà thơ Ngô Xuân Diệu.[3] Mẹ của ông là bà Ngô Thị Xuân Như, em ruột Xuân Diệu, thuộc dòng họ Ngô Đức Kế làng Nam Sơn, thị trấn Can Lộc, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ, có trụ sở ở nhà riêng số 24 đường Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội. Ngôi nhà có hai mặt tiền đường, mặt sau là đường Trần Phú, mặt trước 24 Điện Biên Phủ nay bị chính phủ trưng dụng 50m2 để làm bảo tàng nhà thơ Xuân Diệu, bố nuôi và là cậu ruột của ông.

Ông có người chú ruột đã là trợ lý tiểu ban Bộ chính Trị thời ông Nguyễn Minh Triết tên Cù Huy Chử (hiện đã mất) là giảng viên cao cấp của học viện chính trị phía nam tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), từ năm 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở học viện này, Cù Huy Hà Vũ thường xuyên sang Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nướcquan hệ quốc tếluật kinh tế.[11]

Ông tốt nghiệp Học viện Hành chính công tại Pháp.[3] Ông còn là Thạc sĩ văn chương, Tiến sĩ Luật (đại học Sorbonne)[3] và họa sĩ – Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Dù ông Vũ không có giấy phép hành nghề luật sư,[12] gia đình ông có Văn phòng luật sư mang tên Cù Huy Hà Vũ, do vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà làm trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bào chữa cho tướng công an Phạm Xuân Quắc trong vụ án Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải liên quan vụ tham nhũng PMU18.[13] Ông Vũ từng công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam trước khi bị cho thôi việc năm 2009 với lý do “bỏ cơ quan không đến làm việc”.[14]

Cù Huy Hà Vũ trở nên nổi tiếng sau khi có nhiều vụ kiện được đánh giá là khuấy động dư luận.[15] Ông là người góp công trong việc ngăn chặn dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh,[3] dự án tái dựng đền Cẩu Nhi trên gò nổi hồ Trúc Bạch,[15] và cũng rất tích cực đấu tranh cho việc chống chặt cây xây khách sạn tại các công viên cây xanh.[16] Ông được dư luận thế giới chú ý đến sau khi đệ đơn kiện thủ tướng Việt Nam đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, và được nhiều báo đài quốc tế như BBCVOAAFP quan tâm phỏng vấn. Tuy nhiên giới chức tòa án Việt Nam nói luật pháp hiện hành “không cho phép họ thụ lý đơn kiện thủ tướng”.[17]

Cù Huy Hà Vũ bị bắt từ ngày 5 tháng 11 năm 2010 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật Hình sự, trong đó đơn kiện thủ tướng của ông bị cho là “vu khống lãnh đạo”. Chiều 17 tháng 12 năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng đối với ông. Theo khoản 1, điểm C, Điều 88 Bộ luật Hình sự, ông Cù Huy Hà Vũ bị khép tội “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.[18] Ngày 4 tháng 4 năm 2011, ông Vũ bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương vì tội danh trên.[19][20][21]

Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Cù Huy Hà Vũ bất ngờ được thả tự do và đến thẳng Hoa Kỳ cùng với vợ với lý do để chữa bệnh.[22]

Sự kiện nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, Cù Huy Hà Vũ khởi kiện UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh, một dự án rất được dư luận và báo chí quan tâm[23] và phản đối, nhưng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm “mặc kệ báo chí nói, dự án Vọng Cảnh cũng phải “nghiến răng” mà làm” [24].

Theo ông Vũ, đồi Vọng Cảnh là di tích văn hóa bất khả xâm phạm, đã được chính quyền xếp vào danh sách các danh thắng và di tích cần bảo vệ. Vì thế ông cho rằng việc chính quyền đồng ý cho phép triển khai dự án xây dựng khu lịch ở đây là hủy hoại thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này. Do vậy, dù không có quyền lợi và trách nhiệm liên quan nhưng ông vẫn quyết định đứng đơn khởi kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế để bảo vệ di sản văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.[25]

Kết quả Cù Huy Hà Vũ đã thắng kiện chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế và dự án này bị đình lại.[15][16]

Kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, ông kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ vì cho rằng việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của các tác giả nhạc cổ điển trong album này đã “vi phạm quyền nhân thân” của họ.[15]

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân, Cù Huy Hà Vũ cho rằng, theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhạc có hai loại: nhạc có lời và nhạc không lời. “Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được”, và nhạc của Mozart “là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa.” Ông cho rằng cách làm của ông nặng về luật hơn là cảm tính.[15] Ông Vũ cũng nói rằng ông kiện ca sĩ trong nước vi phạm bản quyền nhạc nước ngoài là nhằm sau này “bảo vệ các nhạc sĩ trong nước nếu họ bị vi phạm bản quyền ở nước ngoài”.[15]

Tháng 4 năm 2007, Cục Bản quyền Tác giả Văn học – Nghệ thuật sau đó đã có công văn cho rằng việc đặt tên và lời của nhạc sĩ Dương Thụ là không vi phạm tác quyền khi những tác phẩm này đã hết thời hạn bảo hộ và việc làm này được xem là “sáng tạo tác phẩm phái sinh“, tức sử dụng các trích đoạn trong tác phẩm cũ để tạo ra tác phẩm mới.[26]

Ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, ông đã nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Đây là điều hiếm có ở Việt Nam, bởi Cù Huy Hà Vũ là người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.

Họa sĩ Diệp Minh Châu

Diệp Minh Châu (10 tháng 2 năm 1919 – 12 tháng 7 năm 2002) là hoạ sĩ, điêu khắc gia Việt Nam. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996).


Diệp Minh Châu

Diệp Minh Châu
Sinh 10 tháng 2, 1919
Bến Tre
Mất 12 tháng 7, 2002 (83 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1919 tại làng chiếu xã Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nay thuộc thị xã Bến Tre, trong một gia đình nông dân [1]. Ngay từ nhỏ, ông đã ham mê vẽ, nổi tiếng vẽ giỏi và được các bạn gọi là Châu “vẽ” [1]. Năm 15 tuổi, ông về nhà giúp gia đình và gặp Hoàng Tuyển, tác giả bức tranh Tứ thời, và vẫn giữ niềm đam mê nghệ thuật. Ông ra Hà Nội, theo học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương, làm thuê để kiếm sống. Học được một năm, ông trở về quê nhà [2].

Năm 1940, ông đỗ thủ khoa kì thi tuyển Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Để có tiền đóng học phí, ông tiếp tục làm thêm nghề vẽ phông màn cho các gánh hát ở Hà Nội. Năm 1942, một số tranh của ông như Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc đã gây được sự chú ý của giới mỹ thuật. Ông đã giành các giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc như: huy chương đồng cho tranh Văn Miếu (1942), huy chương bạc cho bức tranh lụa Cầu Nguyện (1943)[3]. Ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Ông vừa tham gia phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ, vừa vẽ bìa cho các bản nhạc yêu nước của Lưu Hữu Phước, thiết kế mỹ thuật cho các đêm diễn của ban kịch Tổng hội sinh viên Hà Nội [1]. Tuy nhiên, ông đã không tốt nghiệp trường Mỹ thuật do Nhật đảo chính Pháp [2]. Ông trở về quê nhà, tiếp tục vẽ tranh, tổ chức triển lãm ở Bến Tre và Mỹ Tho, lấy tiền giúp nạn đói ở miền Bắc. Ông tham gia vào Thanh niên tiền phong và tham gia cướp chính quyền tại thị xã Bến Tre.

Tham gia kháng chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông làm trưởng ban trừ gian huyện Châu Thành, Bến Tre. Ông ghi lại trong Hồi kí của mình: “Hận dân tộc dâng cao trong tôi, tôi vào nhà xếp bút màu gửi má tôi cất giùm, tôi xé giấy thông hành, giấy thuế thân rồi đi lãnh mọi công tác mà cách mạng giao phó” [4]. Cuối năm 1946, ông chuyển về liên khu 8, trở thành phóng viên. Ông đi theo Vệ quốc đoàn tới nhiều nơi như Gò CôngMỹ ThoBến TreSa Đéc, vùng Đồng Tháp Mười, ghi lại nhiều bức tranh về những cảnh lao động, sản xuất, chiến đấu như Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Qua rừng Lá, Du kích qua làng, Chiến sĩ rẽ lau… Trong thời gian này, ông được biết tới với bức Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong (1947), vẽ tại Vàm Nước Trong (Mỏ Cày), bằng chính máu của người chiến sĩ hy sinh [1] và bức tranh Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam Bắc vẽ bằng chính máu của mình [4]. Bức tranh Bác Hồ được vẽ trên lụa, và ông đã gửi một bức thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong bức thư ông gọi Chủ tịch bằng Cha) bày tỏ khát vọng hòa bình và giải phóng dân tộc.

Năm 1949, ông được chuyển về công tác tại Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ do giáo sư Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc tại khu 9. Giữa năm 1950, ông trở ra Việt Bắc, đi từNam Bộ sang CampuchiaThái Lan rồi Trung Quốc tới Việt Bắc mất 8 tháng. Ông ở Việt Bắc hơn 6 tháng, sống gần chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây ông đã vẽ hơn 30 bức tranh đề tài Bác Hồ như Bố cục nhà Bác trên đồi (lụa – 1951), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu – 1951), Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu – 1951), Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu – 1951)…

Sau 1951[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi tại thành phố Hồ Chí MInh

Năm 1952, ông được cử sang học điêu khắc Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Trước khi về nước, ông còn đến nghiên cứu về nghệ thuật tượng đài ở Liên Xô và Ấn Độ trong nhiều tháng. Năm 1956, ông trở thành giảng viên trường Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975. Ông tu nghiệp tại Ấn Độ một năm (1957). Trong thời gian đó, ông vẫn tiếp tục sáng tác với hàng loạt tác phẩm đề tài anh hùng cách mạng như Võ Thị Sáu trước quân thù, Lòng người miền Nam, Căm thù Phú Lợi, Miền Nam bất khuất, Miền Nam thành đồng, Người mẹ Việt Nam…

Sau 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục sáng tạo và giúp đỡ nhiều nghệ sĩ trẻ. Lúc cuối đời, ông đã hoàn thành tác phẩm Bác Hồ bên suối Lê-nin bằng thạch cao và Bác Hồ với thiếu nhi bằng đồng đặt trước trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [1]. Ông từng giữ chức Chủ tịch danh dự Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông qua đời ngày 12 tháng 7 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi. Gia đình ông đã mở nhà lưu niệm mang tên ông để tưởng nhớ tới ông.[5]

Năm 1996, nhà nước trao tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung -Nam -Bắc.

Ông đã sáng tạo hàng ngàn bức tranh và tượng, một số ở bảo tàng thế giới như Tiệp KhắcLiên XôẤn Độ. Đề tài Bác Hồ ông có hơn 200 tác phẩm. Những tác phẩm nổi tiếng của ông là [3]:

  • Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung -Nam -Bắc. (Tranh lụa vẽ bằng máu 1947).
  • Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu 100 cm x 70)
  • Võ Thị Sáu (tượng tròn)
  • Lòng người miền Nam (tượng tròn)
  • Miền Nam trên đất Bắc (tượng tròn)
  • Phú Lợi (tượng tròn)
  • Hương sen (tượng tròn)
  • Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng đồng – 1990)
  • Tượng đài Bác Hồ bằng đá hoa cương cao hơn 8m, 180 tấn (1993), dựng tại công viên 23/9 của thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997) được xem là tượng chân dung lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay [6].
  • Tượng đài Trương Định (đá hoa cương – cao 8m nặng 80 tấn)
  • Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin bằng thạch cao và Bác Hồ với thiếu nhi bằng đồng đặt trước trụ sở Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh.

Hiện nhiều tác phẩm của ông được sao chép và trưng bày tại Nhà lưu niệm Diệp Minh Châu.

Triển lãm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã từng tham dự hơn 50 triển lãm cá nhân và tập thể trong và ngoài nước. Trong đó gồm có [3]:

  • Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1942 và 1943 (giành huy chương đồng và huy chương bạc)
  • 1946: Triển lãm tranh trước cách mạng và kháng chiến tại Ấp Bắc Mỹ Tho.
  • 19/5/1947: Triển lãm tại Năm Ngàn (Đồng Tháp Mười) nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • 2/9/1947: Triển lãm tranh tượng tại xã Thiên Hộ (Đồng Tháp Mười) kỉ niệm lễ độc lập 2 tháng 9
  • 2/9/1948: Triển lãm mừng lễ độc lập tại Ngan Dừa Rạch Giá.
  • 1948 – 1949: Trưng bầy nhiều triển lãm trong vùng kháng chiến Nam Bộ.
  • 1951: Triển lãm tranh chân dung tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2
Triển lãm cá nhân ở nước ngoài
  • 1 triển lãm cá nhân ở Ba Lan (1951)
  • 8 triển lãm cá nhân tại Tiệp Khắc (1951) được Chính phủ Tiệp Khắc mua 4 bức cho bảo tàng Praha.
  • Triển lãm cá nhân 100 bức tranh về Ấn Độ tại New Dehli (1957).

Tính cách[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là một con người vui tính, lạc quan và được nhiều người quý mến [7]. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viết về ông: “Một con người mà ai ai cũng hết lòng yêu thương và kính trọng” [8].

Họa sĩ Dương Bích Liên

Dương Bích Liên (17 tháng 7 năm 1924 – 12 tháng 12 năm 1988) là một hoạ sĩ Việt Nam. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ (Phố Phái, gái Liên). Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội hoạ Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái.


Dương Bích Liên

Dương Bích Liên
Tên khai sinh Dương Bích Liên
Nghệ danh Dương Bích Liên
Sinh 17 tháng 7, 1924
Hà Nội
Mất 12 tháng 12, 1988 (64 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động sơn dầu
Tác phẩm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
Chiều vàng
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Bích Liên sinh tại Hà Nội trong một gia đình trí thức quan lại. Ông là con trai duy nhất của một quan tri phủ. Quê gốc của ông ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay là thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Dòng họ Dương của ông ở Khoái Châu có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có văn nhân khoa bảng và những người đỗ đạt cao.

Bước ngoặt[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân trong một gia đình quyền thế và giàu có, nhưng năm 17 tuổi, ông trở nên yêu thích nghệ thuật, nảy ra ý muốn từ bỏ cảnh sống giàu sang để chạy theo cuộc đời gió bụi.

Năm 1941, Dương Bích Liên gặp họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Khi đó Hoàng Lập Ngôn vừa thiết kế xong chiếc xe ngựa và đặt tên cho chiếc xe tự chế của mình là Nhà Lăn Mê Ly, hoạ sĩ dùng chiếc xe ngựa kéo này làm phương tiện giao thông để đi vẽ người và trực cảnh khắp đó đây. Dương Bích Liên được họa sĩ Hoàng Lập Ngôn nhập hội, lên xe lăn xuyên Việt.

Chiếc xe “Nhà Lăn Mê Ly” tưởng sẽ phiêu du đất trời dài lâu nhưng chỉ lăn được đến Thanh Hoá thì quan phủ sai người đi truy tìm. Người nhà quan phủ tìm ra “Nhà Lăn Mê Ly” và áp giải cậu công tử về nhà.

Sau chuyến lãng du mang tính chất số mệnh đó, Dương Bích Liên quyết định ghi tên theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Từ đây, Dương Bích Liên bắt đầu sự nghiệp hội họa.

Thời kì sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Bích Liên là một trong những học trò cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khoa Hội họa, khóa XVIII (1944-1945).

Năm 1946, Dương Bích Liên và nhiều trí thức văn nghệ sĩ Hà Nội tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông hoạt động ở đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, Đoàn văn công của Nguyễn Xuân Khoát, vào Đoàn Văn hóa kháng chiến cùng với họa sĩ Tô Ngọc VânThế Lữ…, làm báo ” Vệ quốc đoàn”.

Năm 1949, ông là một trong những hoạ sĩ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến cùng một ngày với hoạ sĩ Mai Văn Hiến và nhà văn Trần Đăng.

Năm 1952, ông được giao trọng trách lên chiến khu sống gần và vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc đoạt giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980 và hiện được bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, 100x180cm, sơn mài, 1980

Năm 1954, Dương Bích Liên trở về tiếp quản thủ đô. Được tổ chức biên chế vào “tổ sáng tác” cùng các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng…

Năm 1968, ông đi thực tế ở mỏ than Quảng Ninh cùng các họa sĩ: Nguyễn Tiến ChungBùi Xuân PháiNguyễn Tư NghiêmNguyễn SángHuỳnh Văn Gấm

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Dương Bích Liên là vào thập niên 70. Trong thời gian này, ông đã gửi các tác phẩm của mình tham dự triển lãm nhưng chúng sớm bị loại, như bức Hào và bức Bác Hồ nói chuyện với Vệ Quốc Quân. Riêng bức thứ 2, sau khi bị loại, người ta không còn thấy tăm tích tác phẩm này nữa. Bức tranh mô tả cảnh Hồ Chí Minh đang nói chuyện với người lính Vệ Quốc Quân ở trong Chiến khu Việt Bắc. Lý do bức tranh bị loại là họa sĩ đã vẽ người lính nhắm mắt trong khi vị lãnh tụ đang nói chuyện. Theo cách thanh minh của Dương Bích Liên, chỉ khi nào người ta extreme (cực sướng) thì người ta thường nhắm mắt. Nhưng vào thời thời đó, không ai dám nghe theo cách diễn giải của hoạ sĩ.

Người ta cho rằng ông đã tự ái và đau buồn vì sự lạnh nhạt của nhân thế đối với những tác phẩm của mình, thế nên về cuối đời ông đã gần như không có hứng thú sáng tác nữa.

Năm 1984, Nhà nước chính thức mời bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái tổ chức triển lãm cá nhân. Riêng Dương Bích Liên từ chối. Do vậy, lúc sinh thời, ông là một họa sĩ không có cuộc triển lãm nào cho riêng mình.

Những ngày cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi mất vài chục ngày, Dương Bích Liên bảo bạn ông là Nguyễn Hào Hải mang ông trở về 55 Bà Triệu. Ông muốn được chết ở nhà của mình. Dương Bích Liên lựa chọn một cái chết lặng lẽ, không bệnh tật, không đau ốm mà tịch cốc không ăn chỉ uống rượu.

Trong 20 ngày sau cùng của họa sĩ, Nguyễn Hào Hải là người duy nhất thường xuyên qua lại thăm nom bên cạnh họa sĩ. Sau khi Dương Bích Liên mất, Hào Hải đã có bài viết về 20 ngày cuối cùng của họa sĩ Dương Bích Liên đăng trên tạp chí Mỹ thuật.

Trước khi chết, Dương Bích Liên có một ước nguyện: “Sau này, trong cái ngày tiễn đưa tôi về bên kia thế giới, tôi không muốn có ai là người lớn, tôi muốn đưa tiễn tôi là một đứa bé ăn mặc thật đúng điệu. Chỉ có đứa bé ấy, đi lững thững bên chiếc xe ngựa chở cái xác không hồn của tôi ra nghĩa trang”.

Dương Bích Liên mất khoảng 9h sáng ngày 12 tháng 12 năm 1988. Tối hôm trước đó, Nguyễn Hào Hải trò chuyện với họa sĩ gần 2h đêm mới trở về nhà. Phan Kế Bảo, người hàng xóm của họa sĩ lên gọi cửa không còn nghe thấy tiếng họa sĩ trả lời, nhòm qua khe cửa thấy cánh tay của họa sĩ buông thõng xuống giường. Ông vội vã lên Viện Triết họcbáo tin cho Nguyễn Hào Hải.

Đám tang của Dương Bích Liên người ta không thể làm theo ý nguyện của ông. Vài tháng sau khi họa sĩ mất, các nhà làm phim dựng lại toàn bộ đám tang của người bạn tri âm tri kỷ mà họ yêu mến. Trong phim, có một bé trai ăn mặc điệu theo kiểu châu Âu, lững thững sau xe ngựa chở cỗ quan tài, vừa đi vừa rắc những cánh hoa xuống hai ven đường, trong khung cảnh của trời chiều mùa thu.

Con người[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhóm tứ kiệt Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, Dương Bích Liên ít được nhiều người biết đến bởi ông đã “tự nguyện chọn tiếng im lặng của hội họa làm bản thân”. Ông sống cô đơn, thu mình lặng lẽ, trốn chạy chính mình và trốn chạy những khát vọng.

Dương Bích Liên sống không gia đình, không vợ con, không họ hàng, và ít bạn hữu. Căn nhà nhỏ ở 55 Bà Triệu của ông trống không, đồ đạc chỉ một chiếc giường nhỏ quanh năm phủ ga trắng muốt, một chiếc võng và một bàn một ghế độc nhất. Sinh thời, ông có rất ít bạn thân ngoại trừ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết về Dương Bích Liên:

“Nếu cùng thời với các danh hoạ hàng đầu Trường Đông Dương, chắc ông còn mơ mộng hơn họ, bởi phẩm chất mơ mộng chiếm toàn bộ nghệ thuật của ông, dù đôi lúc trược trình bày dưới vẻ khắc nghiệt. Ông không bám vào một cảnh trí như Bùi Xuân Phái, không trầm kha vào các ý tưởng số phận như Nguyễn Sáng, mà tinh tế đứng bên ngoài cái mình vẽ ra vừa như là một sự kiện hiện hữu có thực, vừa như chuyện bịa, cảnh nằm mơ”.

Hoạ sĩ Dương Bích Liên là người dành cả cuộc đời cho nghệ thuật đến mức lơ đãng và quên chính bản thân mình.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Bích Liên là một họa sĩ cách mạng đầu tiên trong làng hội hoạ Việt Nam. Là một hoạ sĩ tài ba, tâm huyết, Dương Bích Liên rất say mê vẽ, ngay cả trong những ngày chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông cũng không rời giá vẽ. Sự nghiệp hội hoạ của Dương Bích Liên là một tài sản quý của kho tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 2000, họa sĩ Dương Bích Liên được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt II).

Quan điểm nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Bích Liên không có ý dày công cất giữ những sáng tạo của mình. Khi chết, ông muốn được đốt hết những bức tranh đã vẽ. Tác phẩm của ông còn lại ngày hôm nay là hàng trăm bức tranh, chủ yếu là do bạn bè quý mến ông và nâng niu cất giữ.

Trường phái hội hoạ[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than.

Đề tài[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của ông có đến 2/3 tác phẩm về đề tài phụ nữ, trong đó có những tác phẩm là tuyệt tác của hội hoạ Việt Nam hiện đại, với hành ngữ của giới mộ điệu: ” Phố Phái, Gái Liên”. Dương Bích Liên dành nhiều sáng tác cho đề tài thiếu nữ với bao tình cảm ưu ái, say mê và trìu mến nhất. Các nhân vật nữ luôn là những nguồn cảm hứng, những hình ảnh trung tâm của những biểu cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Chân dung thiếu nữ của ông rất đa dạng, là những cô gái đẹp ông nhận ra và bắt gặp trong cuộc sống đời thường, mang một ánh sáng dung dị, thánh thiện trong trẻo.

Tác phẩm nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đi học đêm.(sơn dầu)
  • Ngày mùa. (sơn dầu)
  • Chiều vàng. (sơn mài)
  • Chiều biên giới.
  • Lều hoang.
  • Dĩ vãng.
  • Hai em bé bên sông Hồng.
  • Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)
  • Hào.
  • Đi cấy sau mùa lũ.

Chân dung Thiếu nữ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiếu nữ và hoa cúc trắng.
  • Thiếu nữ và hoa phong lan.
  • Thiếu nữ bên hồ.
  • Thiếu phụ.
  • Chân dung.
  • Tuyết Mai.
  • Gửi lời chào Jacqueline Picasso.

Họa sĩ Dương Cẩm Chương

Dương Cẩm Chương (1911-2014) là một bác sĩ, họa sĩ, nhà thơ người Việt Nam


Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ Dương Cẩm Chương sinh năm 1911 tại Long Xuyên. Ông là con trai thứ hai của Dương Bá Trạc và mẹ ông là cháu ngoại của nhà thơ Chu Mạnh Trinh[2].

Năm 1925 ông học Trường Bưởi sau đó học Trường Y khoa Hà Nội năm 1932 và tốt nghiệp bác sĩ ngành giải phẫu năm 27 tuổi, ông làm bác sĩ phẫu thuật hoạt động y tế cộng đồng. Ông làm việc tại Bệnh viện Lalung Monnaire Saigon, nay là Bệnh viện Chợ Rẫy với vai trò là bác sĩ phẫu thuật chính[3]. Năm 1940, ông lập gia đình bà Thân Thị Ngọc Quế, một tiểu thư dòng dõi trâm anh ở Huế.

Năm 1957, ông Dương Cẩm Chương là Giám đốc Nha Y tế Cao nguyên Trung phần. Ông được chọn đi tu nghiệp ở Mỹ vào năm 1960[4].

Tại Mỹ, ông học vẽ (căn bản kỹ thuật sơn dầu) với họa sĩ Nguyễn Trí Minh (Trường Mỹ thuật Gia Định). Và Dương Cẩm Chương đến với hội họa khi ông đã gần 50 tuổi[5].

Năm 1968, ông về hưu và sang Pháp định cư. Ông là hội viên Hội họa sĩ Pháp với hơn 20 lần triển lãm cá nhân ở Paris cùng với nhiều giải thưởng quốc tế.

Năm 1990, gia đình Dương Cẩm Chương về lại Việt Nam.

Ông cho biết: sống thọ nhờ “ba không biết”: Không biết đau ốm, không biết tiền bạc và không biết giận[3].

Ông Dương Cẩm Chương đã qua đời lúc 0g20 ngày 9 tháng 8 năm 2014 tại nhà riêng tại TP Hồ Chí Minh.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Cẩm Chương có 2 người chú ruột là Dương Quảng Hàm và Dương Tự Quán. Cha và hai người chú ruột của ông đều được lấy tên để đặt cho 3 con đường ở TP.HCMgồm: Dương Bá Trạc (quận 8), Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp) và Dương Tự Quán (quận Bình Tân)[2].

Vợ ông, bà Thân Thị Ngọc Quế (1918-2007), là một thi sĩ khi tuổi… trên 70. Bà đã in được khoảng 12 tập thơ. Thơ của bà được nhiều nhạc sĩ như Dzoãn MẫnPhạm DuyHoàng GiácTrịnh Công SơnTô VũPhạm Trọng Cầu phổ thành ca khúc[1].

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1999, ông được Nhà nước trao tặng huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam[4].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập thơ Thi Tâm (Nhà xuất bản Thời Đại, tháng 12 năm 2012)

Họa sĩ Đoàn Lê

Đoàn Lê (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943), còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà văn, họa sĩ, diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật thành phố Hải Phòng.


Xuất thân và quá trình hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Lê sinh năm 1943 tại Thành phố Hải Phòng trong một gia đình nho học, có nghề thuốc gia truyền.

Khi còn là một nữ sinh lớp chín Trường cấp ba Phan Chu Trinh ở Hải Phòng, Đoàn Lê đã có thơ đăng báo. Năm mười tám tuổi, Đoàn Lê viết bài thơ Bói hoa được bạn yêu thơ hồ hởi đón nhận. Sau đó thi vào học Khoa Điện ảnh, Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Ra trường Đoàn Lê được điều về Hãng Phim truyện Việt Nam. Đoàn Lê thuộc số những diễn viên điện ảnh đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, cùng lớp với Lâm TớiTrà GiangMinh Đức… Bà từng đóng vai chính (cô giáo Hồng Vân) trong phim Quyển vở sang trang năm 1975 của đạo diễn Nguyễn Ngọc Chung.

Sau khi có gia đình riêng, bà chuyển sang thiết kế mỹ thuật và dành thời gian đi học hội họa. Người truyền nghề cho bà là hai danh họa Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái. Bà đã vẽ được hàng trăm bức tranh sơn dầu khổ lớn. Tranh của bà đủ triển lãm riêng mấy cuộc và góp mặt trưng bày cùng các họa sĩ khác ở các Galery sang trọng ở Hải Phòng và Hà Nội.[1]

Năm 1963, Đoàn Lê chuyển sang viết văn xuôi, các truyện ngắn đầu tiên: Đôi mắt hoa nhài, Trương Viên, Cây xoan non của Đoàn Lê đã lần lượt được in trên hai tờ báo danh tiếng là Báo Văn nghệ và Báo Đại đoàn kết.

Bước sang những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỉ XX, Đoàn Lê lại thử sức viết kịch bản phim truyện và thành công với những phim:

– Bình minh xôn xao;

– Cha và con;

– Làng Vũ Đại ngày ấy.

Sau gần hai mươi năm có chùm truyện ngắn xuất hiện trên văn đàn, năm 1988 Đoàn Lê mới lại công bố thiên tiểu thuyết đầu tay Cuốn gia phả để lại và được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng. Nhiều tác phẩm của bà không chỉ được phát hành tại Việt Nam mà còn được dịch sang tiếng nước ngoài.[1] Bà được đánh giá là người phụ nữ đa tài và đa đoan.[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Về Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đôi mắt hoa nhài (1963)
  • Trương Viên (1963)
  • Cây xoan non (1963)
  • Thành hoàng làng sổ xố (tập truyện ngắn 1992)
  • Trinh tiết xóm Chùa (Giải thưởng Báo Văn nghệ)
  • Nghĩa địa xóm Chùa
  • Người đẹp xóm Chùa
  • Giường đôi xóm Chùa
  • Người khách đêm giao thừa
  • Chờ nhật thực
  • Chờ nguyệt thực
  • Sex
  • Quai xăm
  • Làm đẹp
  • Gối mộng
  • Mẹ và con và thánh thần
  • Kiệm cười (2011, báo Người Đại biểu nhân dân)
  • Gối mộng (2011, báo Văn nghệ Công an)[1][3]

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuốn gia phả để lại (1990, được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng)
  • Lão già tâm thần (1993)
  • Người đẹp và đức vua (1991)
  • Tiền định (2010)
  • Oan hồn ngõ đá dốc[1]

Kịch bản phim tryện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bình minh xôn xao
  • Cha và con
  • Làng Vũ Đại ngày ấy.
  • Hồ Xuân Hương[1]

Các phim đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Con Vá (biên kịch kiêm đạo diễn – Bông sen bạc LHP toàn quốc)
  • Chim bìm bịp (đạo diễn, huy chương bạc LHP toàn quốc)…

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, như giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại, giải thưởng báo Văn Nghệ và Hội Liên hiệp văn học toàn quốc cho truyện Trinh tiết xóm Chùa.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà phê bình Đông Dương:

“Quả đúng là “huyền thoại” khi tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa của Đoàn Lê được dịch ra tiếng Anh và giới thiệu với bạn đọc Mỹ. Rất nhiều bài viết giới thiệu về tập sách cho thấy sự quan tâm của bạn đọc nước ngoài đối với đời sống, văn học Việt Nam rất tinh tế và sâu sắc.[4]

“Đoàn Lê được ghi nhận ở phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới. Với giới học giả, những truyện ngắn này cho một cái nhìn vào bên trong văn hóa Việt Nam sau Đổi mới. Với người đọc nói chung, đây là những tác phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn nhân, ly dị, tuổi già; đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả những gì bí ẩn tinh tế của trái tim con người”…[4]

Tôi khâm phục văn tài của Đoàn Lê vì chị đã làm cho người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ và lo âu cho tương lai của nông thôn nước ta trước những diễn biến đi ngược lại với truyền thống nhân văn, nhân ái qua hàng nghìn năm qua…Tôi đã biết tới không ít các sáng tác của chị, Vua Minh Mệnh, Cuốn gia phả để lại, Lão già tâm thần, Tiền định, Trinh tiết xóm Chùa… Không ít chuyện ngắn đã gắn bó với địa danh xóm Chùa, nào là Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Giường đôi xóm Chùa,… và thật sự ấn tượng với cái Xóm Chùa của chị. Có lần tôi đã thẳng thắn nói giữa diễn đàn Quốc hội: “Mỗi chúng ta nên đọc tác phẩm Trinh tiết xóm Chùa của nữ sĩ Đoàn Lê, để hiểu thêm nông thôn nước ta đang có những diễn biển tiêu cực ra sao? Có biết thì mới hy vọng thay đổi được cái nơi mà phần lớn cư dân nước ta đang sinh sống”. Tôi không ngờ sau đó chị từ Hải Phòng lên thăm tôi và đàm đạo khá lâu với tôi.

Họa sĩ Hai chị em họ Đỗ

Hai chị em họ Đỗ là hai họa sĩ nữ Việt Nam nổi tiếng chuyên vẽ tranh lụa vào khoảng các năm thuộc thập niên 1960 ở Sài Gòn-Gia Định[1] Hai chị em là:


Hai chị em họ Đỗ là hai họa sĩ nữ Việt Nam nổi tiếng chuyên vẽ tranh lụa vào khoảng các năm thuộc thập niên 1960 ở Sài GònGia Định[1] Hai chị em là:

  • Đỗ Thị Tố Phượng: là chị lớn, tốt nghiệp ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật. Nổi tiếng trong lĩnh vực tranh lụa. Đã từng đoạt huy chương đồng về tranh lụa và có nhiều tác phẩm hội họa gửi đi triển lãm quốc tế năm 1964.[1]
  • Đỗ Thị Tố Oanh: còn có bút hiệu là Tố Oanh. Là giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, cũng nổi tiếng ở thập niên 1960 vì tài vẽ tranh lụa, có rất nhiều tác phẩm đã được đem đi triển lãm trong và ngoài nước; nhiều tác phẩm đã được gửi sang tận Malaysia trong thời kỳ này.[1]

Hai chị em đều sinh ra ở vùng Gia Định.[1]

Đánh giá về hai chị em trong thời kỳ này, nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong cuốn Gia Định xưa viết vào các năm 1960[2] ghi nhận:

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Đỗ Quang Em

Đỗ Quang Em (1942 -) là một họa sĩ theo phong cách tả thực, với lối vẽ thật kỹ và thật giống thực. Ông được xem là họa sĩ Việt Nam có tác phẩm được bán với giá cao nhất, khi phòng tranh Galerie La Vong ở Hồng Kông bán bức Ấm và tách trà của ông với giá 50.000 USD vào năm 1995.


Đỗ Quang Em
Tập tin:Đỗ Quang Em.jpeg
Tên khai sinh Đỗ Quang Em
Sinh 1942
Phan Rang, Ninh Thuận
Lĩnh vực hoạt động Họa sĩ theo lối Tân hiện thực (hyperréaliste)
Đào tạo Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định
Tác phẩm “Ấm và tách trà”, “Tăng”, “Tôi và vợ tôi”
Giải thưởng Huy chương vàng giải Văn Học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (1971)

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Quang Em sinh năm 1942 tại Ninh Thuận. Ông học trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tốt nghiệp năm 1965, ngành hội họa.

Năm 1966, ông cùng nhiều họa sĩ khác tham gia lập Hội Họa sĩ Trẻ ở Sài Gòn.

Năm 1971, ông đoạt huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Năm 1973 và 1974, ông giảng dạy hội họa tại Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.

Sau năm 1975 ông cố vượt biên nhưng bị bắt vào năm 1976, phải đi tù ba năm. Hơn mười năm sau ông mới được chính phủ cho phép xuất ngoại thăm con ở Hoa Kỳ[1]

Phong cách hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Vợ tôi – Đỗ Quang Em 1991.jpeg

Vợ tôi (1991) khổ 100 x 84 cm

Đỗ Quang Em vẽ tranh theo phong cách tả thực, thậm chí từng được gọi là hyperrealist, tức “vô cùng thực”.

Hai đề tài ông vẽ nhiều nhất là tĩnh vật, thường là chén ấm trà, và chân dung phụ nữ, thường là chân dung vợ ông.

Linh tinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2000Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, trong diễn văn đọc tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, có nhắc tới việc tranh của Đỗ Quang Em bán được giá cao, như thí dụ về ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa tới Việt Nam[2].
  • Cha ông mở tiệm ảnh, và trong một cuộc phỏng vấn ông thú nhận ngành nhiếp ảnh có ảnh hưởng tới phong cách hội họa của ông[3].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Am va tach.jpeg

Ấm và tách trà

Đỗ Quang Em là người “trăm phần trăm chỉ biết vợ biết con mình”. Ông chỉ vẽ những người thân trong gia đình và tĩnh vật. Tranh của ông thường được chú trọng về xếp đặt ánh sáng.

Các lần ông tham gia triển lãm:

– 1991: Triển lãm chung “Tranh Sơn dầu và Lụa của bốn Họa sĩ” tại TP.HCM.

– 1993: Tham gia triển lãm: “New Space” của các họa sĩ Việt Nam và Singapore.

– 1994: Triển lãm “36 Tác phẩm Mới”, Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Thành phố HCM.

– Trưng bày tại Galerie Lã Vọng, Hồng Kông từ năm 1993 đến 1996

Họa sĩ Hoàng Tích Chù

Hoàng Tích Chù (1912 – 20 tháng 10 năm 2003) là hoạ sĩ nổi danh trong lĩnh vực tranh sơn mài, với tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi công (1958). Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000.


Hoàng Tích Chù
Sinh 1912
Từ SơnBắc Ninh
Mất 20 tháng 10, 2003 (91 tuổi)
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Tổ đổi công
Phong cảnh chùa Thầy
Hòa bình trên các vì sao
Chịu ảnh hưởng Nguyễn Gia TríTô Ngọc Vân
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1912 tại Hà Bắc[1], quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là con trai thứ hai của Hoàng Tích Phụng – một nhà Nho từng làm tri phủ và tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Anh trai ông là nhà báo Hoàng Tích Chu, các em là nhà viết kịchHoàng Tích Linh, bác sĩ Hoàng Tích Tộ, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ[2].

Năm 1929, ông theo học lớp dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông học ngắt quãng, phải thi nhiều lần cho đến năm 1936, Hoàng Tích Chù mới thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương[3], học cùng khoá 11 với Nguyễn Văn TỵNguyễn Tiến ChungBùi Trang Chước… Tốt nghiệp năm 1941, ông mở xưởng vẽ tại phố Hàng Khoai, và là một trong bốn hoạ sĩ đầu tiên mở xưởng sơn mài Hà Nội[2]. Ông tham dự Salon Unique cũng như các cuộc triển lãm của FARTA. Năm 1944, ông tham gia Ban kịch Đông Phương, làm trưởng ban, phụ trách phần hóa trang của ban.

Sau Cách mạng tháng 8, ông trở thành một trong những giảng viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (19451946)[2]. Trong liên hoan “Tuần lễ vàng”, ông gửi bày bức tranh sơn dầu khổ lớn “Đêm hoa đăng” (sau thuộc về Bảo tàng Đức Minh). Toàn quốc kháng chiến, ông cùng gia đình về quê, tham gia hoạt động trong Hội Liên Việt Kháng chiến. Ít lâu sau, Hoàng Tích Chù chuyển lên Khu 12, tham gia vẽ tranh tuyên truyền và dạy các lớp học ngắn hạn trong quân đội[3]. Năm 1947, trong một chiến dịch càn của quân Pháp, ông cùng gia đình bị kẹt lại, phải trở về Hà Nội. Thời gian này, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam[2], tham gia hoạt động bí mật trong thành và sau bị bắt giam (1953)[4].

Phong cảnh chùa Thầy, sơn mài, 97×196 cm, 1944

Sau khi hòa bình lập lại, Hoàng Tích Chù giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (19561969)[1]. Ông cộng tác cùng Nguyễn Đức Nùng và Nguyễn Văn Tỵviết giáo trình trang trí và riêng ông tự viết giáo trình sơn mài. Ông là hội viên sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong năm 1957 –1960, ông giành được 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và nhận được Bằng khen tại triển lãm quốc tế ở ĐứcBa Lan và Ấn Độ[1]. Năm 1960, ông phụ trang trí Hội trường của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 và được cử đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc[4]. Ông là Viện trưởng Viện Mỹ nghệ Hà Nội từ năm 1970 cho tới lúc nghỉ hưu.

Hoàng Tích Chù mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, hưởng thọ 93 tuổi. Thi hài ông được đưa về chôn tại làng Phù Lưu, Từ Sơn,Bắc Ninh quê ông[2].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Được xem là một bậc thầy trữ tình trong hội họa sơn mài, bút pháp nghệ thuật của Hoàng Tích Chù thay đổi qua nhiều hoàn cảnh lịch sử như: cổ điển (trước 1945, tiêu biểu bình phong Phong cảnh chùa Thầy ), hiện thực (sau 1954, Tổ đổi công, Bác Hồ chơi với thiếu nhi), tượng trưng (những năm cuối, Hòa bình trên các vì sao, Nhịp điệu). Ông chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật dân gian qua thi ca và không gian văn hóa hơn là trực tiếp từ nghệ thuật tạo hình cổ, kết hợp với sự yêu thích nghệ thuật hiện đại và đồng thời ngưỡng mộ phong cách hội họa giàu tính dân tộc của các họa sĩ Nguyễn Gia TríTô Ngọc Vân[4].

Tổ đổi công, sơn mài, 76x100cm, 1958

Bức tranh nổi tiếng nhất của ông là Tổ đổi công, vẽ năm 1958. Đây là một trong những tác phẩm sơn mài đầu tiên sử dụng bảng màu phong phú, đặc biệt là màu xanh bổ sung cho những màu truyền thống son – then – vàng – bạc, đã thể hiện thành công hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam một cách sống động tự nhiên[2].

Ông có tranh trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Phương Đông ở Moskva và một số bộ sưu tập tư nhân[1].

Tác phẩm chính
  • Phong cảnh chùa Thầy (1944)
  • Tổ đổi công (1958)
  • Gánh lúa (1961)
  • Bác Hồ chơi với thiếu nhi (1971)
  • Hòa bình trên các vì sao (1989)

Họa sĩ Kim Khánh

Kim Khánh là bút danh của họa sĩ Nguyễn Văn Hương (sinh năm 1953)[1]. Ông còn một bút danh khác là Thiên Kim nhưng đọc giả thường nhớ đến ông với tên Kim Khánh. Ông nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh giáo dục dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng là một họa sĩ có thể vẽ tất cả các thể loại với lời văn do chính mình viết. Tên Kim Khánh gắn liền với các tác phẩm truyện tranh đã và đang được đọc giả đặc biệt là các em nhỏ rất thích: Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh, Cô Tiên Xanh, Tâm Hồn Cao Thượng, Cậu Bé Rồng…


Kim Khánh
Tên khai sinh Nguyễn Văn Hương
Nghệ danh Kim Khánh
Sinh 1953
Nha Trang
Lĩnh vực hoạt động Hội 

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ Kim Khánh tên thật là Nguyễn Văn Hương, bút danh Kim Khánh là tên của vợ ông, ông còn một bút danh nữa là Thiên Kim. Ông sinh năm 1953 tại thành phố Nha Trang, là cựu học sinh trường Trung học Võ Tánh Nha Trang. Ông đậu Tú Tài phần 2 ban C (Văn Chương) năm 1972. Ông từng là một hướng đạo sinh. Ông đã qua đẳng hiệu Hướng Đạo Hạng Nhất (là đẳng hiệu cao thứ hai của ngành Thiếu) và đẳng hiệu Kha Nghĩa Sỹ (là đẳng hiệu cao nhất của ngành Kha). Ông tham gia rất nhiều sinh hoạt tập thể, xã hội, vì thế ông có rất nhiều kiến thức về cuộc sống. Ông đã sử dụng những kiến thức này vào việc sáng tác các tác phẩm truyện tranh có tính giáo dục và hữu ích cho các em nhỏ.

Họa sĩ Kim Khánh

Con đường đến với truyện tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lúc học lớp Năm (lớp 1 bây giờ), Kim Khánh đã bộc lộ niềm đam mê vẽ truyện tranh của mình. Ngoài giờ học thì ông vẽ truyện tranh theo ý của mình. Thấy được điều đó nên cha của ông đầu tư cho ông rất nhiều vào lĩnh vực này. Cha của ông đặt mua rất nhiều truyện tranh của Pháp như TinTin, Spirou, Pilot… để ông xem theo đó mà vẽ. Nhờ thế mà năng khiếu vẽ truyện tranh của ông tiến rất nhanh. Năm ông học lớp Ba (lớp 3 bây giờ), bạn bè trong lớp thường đưa tập nhờ ông vẽ truyện theo nội dung các phim, các truyện ông đã xem, đã đọc. Năm ông học lớp Nhì (lớp 4 bây giờ), tại Ấn Độ có mở cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi Á Châu [2]. Tranh vẽ của ông được Ty Giáo dục Khánh Hòa chọn gửi đi dự thi, kết quả ông được giải khuyến khích trong kỳ thi ấy. Thế nhưng mộng của ông là không trở thành họa sĩ, ông thích trở thành nhà ngoại giao hơn. Do đó, từ năm lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), ông chuyển sang học khoa sinh ngữ, văn chương. Nhưng giấc mộng đó không thành vì thời cuộc. Sau 1975, ông sống bằng nghề làm đồ lưu niệm. Ông chuyên vẽ bút điện trên gỗ [2]. Có lẽ nghiệp vẽ đã không buông tha ông. Đến 1989, nhờ sự giúp đỡ của một số bạn bè nên ông bước chân vào nghề vẽ truyện tranh nên dù ông có thích hay không thì bây giờ ông cũng trở thành một họa sĩ truyện tranh kỳ cựu của Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông bắt đầu vẽ truyện tranh vào năm 1989.[3] Cùng thời gian đó ông làm phiên dịch tiếng Anh cho một văn phòng đại diện của một công ty Thái Lan tại Sài Gòn. Nhưng rồi ông bỏ nghề phiên dịch để theo nghề vẽ truyện tranh đến nay.

Đặc điểm truyện tranh của họa sĩ Kim Khánh là đa số truyện đều do ông tự viết kịch bản rồi vẽ. Hầu hết tác phẩm của ông đều có tính giáo dục cao và rất thuần Việt.

Hơn 20 năm theo nghề, họa sĩ Kim Khánh có rất nhiều tác phẩm. Nổi bật nhất là bộ truyện Phong Thần (1990),[3] Cô Tiên Xanh (1991)… Hiện nay ông có 2 bộ truyện tranh đang được đọc giả yêu mến là bộ truyện Trạng Quỳnh– Trạng Quỷnh (bắt đầu vẽ từ năm 2005, đến nay đã xuất bản đến tập 285) và bộ truyện Cậu Bé Rồng (bắt đầu vẽ từ năm 2009, đến nay đã xuất bản đến tập 132).

Năm 2013, họa sĩ Kim Khánh được ghi tên vào sách kỷ lục Việt Nam với “Trạng Quỳnh- Trạng Quỷnh- Bộ truyện tranh nhiều tập nhất (Vượt kỷ lục Việt Nam)”.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện Phiêu Lưu[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện Cổ Tích[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện Khoa Học Giả Tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiết Giáp Nhân (Bộ nhiều Tập) (Nhà xuất bản Đồng Nai)
  • Hiệp sĩ Thanh Long (Bộ nhiều tập) (Nhà xuất bản Đà Nẵng)
  • Mười Anh Em Rùa (Nhà xuất bản Trẻ)
  • Ninja Rùa (Nhà xuất bản Đồng Tháp)

Truyện Cộng Tác Với Các Tác Giả Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, họa sĩ Kim Khánh còn có rất nhiều tác phẩm khác nhau như: truyện tập vẽ, tranh tô màu, tập viết chữ và nhiều thể loại khác. Trong thời điểm truyện tranh nước ngoài với nhiều phong cách vẽ ồ ạt du nhập vào Việt Nam, họa sĩ Kim Khánh vẫn giữ lối vẽ thuần Việt của ông. Qua sự thành công của bộ truyện Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh và Cậu Bé Rồng đã cho thấy truyện tranh thuần Việt vẫn được đọc giả yêu chuộng.